Viên chức Vatican cảnh báo LHQ về thái độ thù địch đối với tôn giáo

GENEVA – Khi thế giới ngày càng được kết nối với nhau, một số quốc gia coi chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo như là một mối đe doạ và đồng thời phản ứng lại bằng cách không bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số hoặc bằng cách cố gắng cách ly tất cả mọi tín đồ ra khỏi nhịp điệu phát triển xã hội, một đại diện của Vatican cho biết.Presentation_of_COI_Report_on_North_Korea_at_the_Human_Rights_Council-690x450

Và thật không may, Đức TGM Ivan Jurkovic phát biểu với Hội đồng Nhân quyền LHQ, một số cơ quan và tổ chức quốc tế cũng coi tôn giáo như là một mối đe doạ đối với các chương trình nghị sự của họ khi họ chống lại “sự khôn ngoan cũng như quan điểm về tôn giáo của phần lớn nhân loại”.

Đức TGM Jurkovic, Quan sát viên thường trực của Vatican đối với các cơ quan của LHQ tại Geneva, đã phát biểu hôm 2 tháng 3 trong cuộc thảo luận của Hội đồng Nhân quyền LHQ về vấn đề tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Đức TGM Jurkovic đã trích dẫn lời lời cáo buộc của ĐTC Phanxicô đối với các tổ chức quốc tế, vốn đi ngược lại với vấn đề nhân quyền, đồng thời thúc đẩy “những hình thức hiện đại của sự thức dân hóa ý thức hệ” bằng cách cố gắng áp đặt các chương trình của họ lên các quốc gia nghèo hơn như một điều kiện để được tiếp nhận viện trợ.

Đức TGM Jurkovic đã phản đối mạnh mẽ việc sử dụng cụm từ “tự do trong tôn giáo” trong báo cáo gửi Hội đồng Nhân quyền LHQ bởi ông Ahmed Shaheed, báo cáo viên đặc biệt về vấn đề tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.

Cụm từ này, Đức TGM Jurkovic cho biết, “biểu lộ một ý tưởng hạ cố đối với tôn giáo” và một ý tưởng vốn không nhận thấy tầm quan trọng cũng như sự khôn ngoan của các tôn giáo và sự góp phần không thể thiếu trong các nền văn hoá của các dân tộc trên toàn thế giới.

Báo cáo cho biết: “Các hiệp ước quốc tế về nhân quyền đều hết sức thận trọng một cách nào đó về mối tương quan mà nhà nước cần phải có đối với tôn giáo và tín ngưỡng. Tuy nhiên, chúng áp đặt nghĩa vụ đối với các quốc gia để trở thành những người bảo lãnh công bình đối với việc hưởng thụ tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, bao gồm cả quyền tự do trong tôn giáo, đối với tất cả các cá nhân và các nhóm trong vùng lãnh thổ của họ và thuộc thẩm quyền của họ”.

“Việc tôn trọng những xác tín sâu xa nhất của các thành viên của một xã hội nhất định chính là, trên thực tế, điều kiện tiên quyết mà trên đó một nền văn hoá đích thực của nhân quyền có thể được xây dựng”, Đức TGM Jurkovic nói. “Công ích chung chính là mục tiêu mà tất cả mọi quốc gia, và với sự mở rộng của cộng đồng quốc tế, đều đang khao khát. Nó chỉ có thể được xác định và đạt được thông qua một tiến trình đối thoại chung cũng như việc tìm kiếm ý nghĩa đích thực của các quyền cơ bản và tự do của mọi con người, mà bản chất riêng biệt của họ đó là tìm kiếm chân lý và tôn vinh nó trong kinh nghiệm tôn giáo”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube