Vatican phủ nhận sự bất hòa giữa ĐTC Phanxicô và các cộng tác viên về vấn đề Trung Quốc

Đức Thánh Cha Phanxicô hiện liên lạc thường xuyên với các viên chức Tòa Thánh đang giải quyết những vấn đề xung quanh vấn đề Trung Quốc, và quả thực hết sức “kinh ngạc” khi những nhân vật khác trong Giáo hội lại đang có những phát biểu trái ngược, theo một tuyên bố được công bố hôm thứ Ba vừa qua bởi văn phòng báo chí Tòa Thánh Vatican.

800-2-3-690x450

Lời tuyên bố đã được đưa ra một ngày sau khi Đức Hồng y Joseph Zen, Nguyên Giám mục Hồng Kông năm nay 86 tuổi, đã viết một bức thư ngỏ trên Facebook chỉ trích lời yêu cầu của một nhà ngoại giao Vatican khi viếng thăm Trung Quốc rằng hai Giám mục thuộc Giáo hội hầm trú trung thành với Đức Giáo Hoàng phải từ nhiệm, để thay thế bằng hai Giám mục thuộc Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc được nhà nước phê chuẩn.

Đức Hồng y Joseph Zen cho biết Vatican đã “bán rẻ” Giáo Hội tại Trung Quốc.

Trong bài viết của mình, ĐHY Zen cho biết Ngài đã gặp gỡ ĐTC Phanxicô để thảo luận về vấn đề này hôm 12 tháng Giêng vừa qua, và ĐTC Phanxicô đã cam đoan rằng Ngài không muốn “một trường hợp tương tự khác như của Đức TGM Mindszenty” khi đề cập đến ĐHY József Mindszenty, vị Tổng Giám mục người Hungary đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Cộng sản bắt giam từ năm 1949 -1956, và sau đó đã tha hương tới Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Budapest, trước khi qua đời tại Vienna vào năm 1975.

ĐHY Zen cũng cho biết Đức Tổng Giám mục Savio Hon Tai Fai, cựu thư ký của Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các dân tộc và hiện tại là Đại sứ Vatican tại Hy Lạp, đã đệ trình ĐTC Phanxicô về vụ việc vào hồi tháng 10 và nhấn mạnh rằng ĐTC Phanxicô “lấy làm kinh ngạc và hứa sẽ xem xét vấn đề”.

Sau đây là tuyên bố hôm 30/1 vừa qua của ông Greg Burke, người đứng đầu văn phòng báo chí Tòa Thánh: 

“ĐTC Phanxicô thường xuyên liên lạc với các cộng tác viên của mình, đặc biệt là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, về những vấn đề liên quan đến Trung Quốc, và đã được họ thông tin một cách chân thật và cụ thể về tình hình của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc cũng như về các bước tiến hành trong cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mà Ngài đặc biệt quan tâm. Do đó, quả thực hết sức ngạc nhiên và đáng tiếc rằng điều trái ngược lại đã được xác nhận bởi chính những con người trong Giáo Hội, do đó, điều này làm tăng thêm sự nhầm lẫn cũng như những cuộc tranh cãi”.

Ông Burke cho biết rằng ông đã đưa ra tuyên bố với “sự tham khảo đối với những tin tức lan rộng về sự khác biệt được cho là giữa tư tưởng và hành động của Đức Thánh Cha và các cộng tác viên của Ngài trong Giáo triều Rôma, về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc”.

ĐHY Zen đã phục vụ trong Giáo hội với cương vị là Giám mục Hồng Kông kể từ năm 2002-2009. Cựu thuộc địa của Anh đã có được vấn đề tự do tôn giáo như một phần của thỏa thuận với Anh Quốc dẫn đến việc chuyển giao lãnh thổ cho Trung Quốc.

ĐHY Zen từ lâu đã nghi ngờ về việc đưa ra bất cứ thỏa thuận nào đối với chế độ cộng sản Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng điều này dựa trên “kinh nghiệm trực tiếp về tình trạng của kẻ nô lệ cũng như sự tủi hổ mà các anh em Giám mục của chúng tôi phải chịu đựng”, trong khi giảng dạy ở nước này vào những năm 1990.

ĐHY Zen đặc biệt chỉ trích Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, vốn là cánh tay ngoại giao của Vatican.

Phát biểu với Crux vào hồi tháng 10, ĐHY Zen cho biết Ngài nghĩ rằng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ĐHY Pietro Parolin, có một tư tưởng “đã bị đầu độc” về vấn đề Trung Quốc và đồng thời quan tâm đến vấn đề ngoại giao hơn là đức tin Công Giáo.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã phá vỡ quan hệ ngoại giao với Vatican vào năm 1951 và thành lập Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc để giám sát người Công giáo ở đất nước này vào năm 1957.

Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc không thừa nhận thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng, và một Giáo hội “hầm trú” song hành đã tồn tại vốn thừa nhận thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.

Vào năm 2007, Nguyên Giáo hoàng Bênêđíctô XVI đã viết một bức thư mang tính lịch sử mà trong đó Ngài cho biết rằng sự hòa hợp trọn vẹn “không thể được hoàn thành một sớm một chiều”, nhưng đồng thời Ngài cũng cho biết thêm rằng “đối với việc Giáo Hội phải sống cảnh hàm trú không phải là một tình huống bình thường”. Bức thư nhấn mạnh rằng chỉ có một Giáo hội Công giáo duy nhất tại Trung Quốc và đồng thời khuyến khích tinh thần hiệp nhất trong việc tuyên xưng đức tin của họ, trao ban một số giá trị pháp lý cho Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc cũng như cho phép người Công giáo tham gia Giáo hội chính thức.

Trong bài viết được đăng trên tài khoản Facebook của mình, ĐHY Zen cho biết rằng nếu Vatican công nhận các Giám mục của Hiệp hội Công giáo yêu nước, “nó sẽ là một sự chúc lành đối với một Giáo Hội ly khai mới đã được củng cố, xóa đi lương tâm xấu xa cho tất cả những ai có cảm tình với những kẻ bội giáo và những người sẵn sàng gia nhập cộng đồng của họ”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube