Tòa Thánh trình bày quan điểm liên tôn về các Hiệp ước toàn cầu

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 05-05-2018 | 07:42:00

Đức Tổng Giám mục Auza Stresses nhấn mạnh lời khuyên của ĐTC Phanxicô: Chào mừng, Bảo vệ, Khuyến khích và Hội nhập.

Hôm 3 tháng 5 năm 2018, Đức TGM Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Toà Thánh, đã nhấn mạnh lời kêu gọi liên đới của ĐTC Phanxicô thông qua việc chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập những người đang phải sống cảnh nay đây mai đó và đồng thời nhấn mạnh việc các tổ chức dựa trên đức tin đặc biệt hiệu quả trong việc thực hiện bốn nhiệm vụ. Điều này, Đức TGM Auza nói, xuất phát từ việc tập trung vào phẩm giá của mỗi người vượt ra ngoài những cân nhắc về kinh tế và chính trị. Công việc của các tổ chức dựa trên đức tin, Đức TGM Auza nói, là vô cùng quan trọng đối với những người tị nạn, những người nhập cư và các quốc gia đang tìm cách phản ứng với những vấn đề này – và đồng thời đề cập công việc này, một ví dụ điển hình cho tất cả mọi xã hội dân sự, Đức TGM Auza nói, cần phải được thực hiện trong các Hiệp ước.

Những phát biểu của Đức TGM Auza đã được đưa ra tại sự kiện bên lề “Chia sẻ cuộc hành trình của những người di cư và những người tị nạn: Quan điểm liên tôn về các Hiệp ước toàn cầu” tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York. Sự kiện này được tài trợ bởi Tòa Thánh và tổ chức Caritas Quốc tế.

images (1)Dưới đây là bài phát biểu của Đức TGM Bernardito Auza:

Kính thưa quý vị,

Tôi rất vui mừng chào đón toàn thể quý vị tham dự sự kiện chiều nay về “Chia sẻ Hành trình của Những người di cư và Những người tị nạn: Quan điểm liên tôn về Hiệp ước toàn cầu”, mà Quan sát Thường trực của Tòa Thánh đang tài trợ cùng với tổ chức Caritas Quốc tế và Chiến dịch Chia sẻ Hành trình.

Cộng đồng quốc tế hiện đang có mặt tham gia tại New York trong các cuộc đàm phán liên chính phủ về việc áp dụng Hiệp ước Tòa cầu về Di cư an toàn, trật tự và thường xuyên và tại Geneva trong các cuộc tham vấn liên chính phủ với văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn của Hiệp ước toàn cầu về người tị nạn. Đó chính là một cơ hội hiếm có để thể hiện tinh thần liên đới của chúng ta với hàng triệu người dân ở nhiều nơi khác nhau trên toàn thế giới, những người đã bị đánh bật ra khỏi quê hương xuất xứ của họ và thường phải đối mặt với sự thử thách tuyệt vọng. Đó chính là một cơ hội, thông qua việc hợp tác quốc tế và chia sẻ trách nhiệm, nhằm tìm ra những giải pháp lâu dài và bền vững giữa tất cả các bên liên quan đến những nguyên nhân gốc rễ của các cuộc di cư lớn này của người dân, và đồng thời gia tăng khả năng ở các quốc gia xuất xứ của họ, địa điểm quá cảnh và tiếp nhận để chăm sóc cho họ theo cách thức tôn trọng phẩm giá và các quyền của họ cũng như tôn trọng chủ quyền quốc gia.

ĐTC Phanxicô đã tích cực tham gia vào quá trình này. Trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 104 của mình vào ngày 14 tháng 1 năm nay, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng tinh thần liên đới với tất cả những người bị buộc phải rời bỏ quê hương xứ sở của mình để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn phải được thể hiện một cách cụ thể ở mọi giai đoạn của kinh nghiệm di cư, từ khi khởi hành cho đến khi thực hiện cuộc hành trình tới đích đến và trở về. ĐTC Phanxicô cho biết rằng phản ứng chung của chúng ta có thể được minh chứng rõ ràng bằng bốn động từ: chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập.

Bốn hành động này bao hàm công việc đang được cố gắng và hoàn thành bởi các bên liên quan ở tất cả các cấp độ, nhưng tới chừng mực mà sự kiện hôm nay đặt trọng tâm vào công việc và động lực của những người có đức tin và các tổ chức dựa trên đức tin trên toàn thế giới, chúng ta cần phải làm nổi bật những cách thức mà các tổ chức dựa trên đức tin cung cấp rất nhiều cơ sở hạ tầng cho việc ăn ở ngay lập tức và lâu dài, bảo vệ quyền và phẩm giá của những người tị nạn và những người nhập cư độc lập với tư cách pháp nhân, đảm bảo thông qua giáo dục, nghề nghiệp chuyên môn và sự hòa nhập xã hội mà họ có thể đạt được những khả năng tiềm tàng của họ với tư cách là những con người, và đồng thời làm giàu cho họ và các xã hội đã đón nhận họ thông qua việc trao đổi nhân tài và văn hóa.

CARIBBEAN SEA (Nov. 16)--A view of the Coast Guard Cutter Legare's flight deck with most of the 301 migrants on board. The Coast Guard Cutter Legare rescue 301 haitian migrants off the coast of Haiti between Wednesday afternoon and late Friday evening. U. S. COAST GUARD PHOTO

Các tổ chức dựa trên đức tin là những tổ chức duy nhất tiếp cận và có mặt tại tất cả các giai đoạn của hành trình di trú, thường lấp đầy những chỗ thiếu sót trong việc phục vụ những người di cư mà các chính phủ và các nhân tố xã hội dân sự khác không có khả năng hoặc không muốn tự giải quyết. Như Phó Tổng thư ký LHQ Amina Mohammed nhấn mạnh vào hồi tháng Giêng tại một hội nghị chuyên đề về tầm quan trọng của các nhân tố dựa trên đức tin trong quá trình đàm phán Hiệp ước toàn cầu, “Trên thế giới, các tổ chức dựa trên đức tin được tìm thấy trên các tiền tuyến của cuộc khủng hoảng , cung cấp thực phẩm, chỗ ở, giáo dục và hỗ trợ y tế và tâm lý cho những người di cư và những người tị nạn. Họ làm việc không mệt mỏi để khẳng định quyền và phẩm giá con người của di dân và những người tị nạn, độc lập với những lợi ích chính trị quốc gia và khu vực. ”Thay mặt Liên hợp quốc, bà nhấn mạnh,“ Chúng tôi tin tưởng vào các tổ chức dựa trên đức tin nhằm gia tăng tối đa hoạt động này”.

Hôm nay chúng ta sẽ lắng nghe từ các nhà lãnh đạo thuộc các tín ngưỡng khác nhau về những lý do tại sao các tổ chức dựa trên đức tin lại hết sức hiệu quả trong việc chăm sóc cho hàng triệu người đang di chuyển. Di dân thuộc các tín ngưỡng riêng biệt có một sự tin tưởng đặc biệt vào các tổ chức tín ngưỡng của họ và đôi khi trước khi họ có thể tiếp cận với các dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ và các tổ chức quốc tế đến với các nhà thờ và các tổ chức từ thiện thuộc truyền thống đức tin của họ để hỗ trợ những nhu cầu cơ bản. Nhưng thậm chí ngay cả khi họ có đức tin khác với tổ chức hỗ trợ, nhiều người biết danh tiếng của các tổ chức dựa trên đức tin để mở rộng việc chăm sóc cho bất cứ ai có nhu cầu vì các nguyên tắc bác ái, nhân ái và liên đới nảy sinh từ đức tin đó.

Các tổ chức dựa trên đức tin bắt đầu, không phải từ quan điểm chính trị hay kinh tế, mà từ việc khẳng định phẩm giá con người của tất cả mọi người trước tất cả những vấn đề khác. Cách tiếp cận lấy con người làm trọng tâm này, mặc dù không phải là duy nhất đối với các tổ chức dựa trên đức tin, chính là trọng tâm của tất cả mọi công việc của họ. Nó cũng truyền cảm hứng cho một cách tiếp cận toàn diện hơn đối với việc chăm sóc những người di cư và gia đình của họ. Thay vì giải quyết vấn đề di dân đơn giản như một vấn đề chính trị hay kinh tế, các tổ chức dựa trên đức tin thường giải quyết nhu cầu của tất cả mọi người, như một cá nhân hiệp thông với những người khác và lợi ích chung của tất cả mọi xã hội.

Có rất nhiều cách thức để làm nổi bật hiệu quả đã được chứng minh của các tổ chức dựa trên đức tin trong việc hỗ trợ những người tị nạn và những người di cư cũng như trong việc hỗ trợ các chính phủ hoàn thành trách nhiệm của mình đối với họ. Tôi sẽ chỉ tập trung vào một ví dụ đơn cử. Tại Hoa Kỳ, có chín cơ quan giúp cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong việc tái định cư những người tị nạn. Trong số chín cơ quan này, sáu cơ quan là các tổ chức dựa trên đức tin: Tổ chức Church World Service, Bộ Di dân của các Giám mục (Episcopal Migration Ministries), Dịch vụ Di dân và Tị nạn Lutheran, Hiệp hội Cứu trợ Thế giới (World Relief Corporation), Hiệp hội Trợ giúp Di dân Do Thái (Hebrew Immigrant Aid Society) và Dịch vụ Di dân và Tị nạn của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ. Họ cùng nhau giúp đỡ những người tị nạn tại 190 cộng đồng trên toàn nước Mỹ. Họ tham gia vào công việc này bởi vì họ được thúc đẩy bởi đức tin của mình; tuy nhiên, họ được thừa nhận những trách nhiệm này bởi các chính phủ chẳng hạn như Hoa Kỳ bởi vì tính hiệu quả đã được chứng minh trong công việc của họ.

Trong các cuộc đàm phán đối với Hiệp ước toàn cầu, đã có các cuộc thảo luận về vai trò của các tổ chức dựa trên đức tin. Một số người đã đặt câu hỏi về sự liên quan của họ, nhưng khi sự kiện ngày hôm nay hy vọng sẽ cho thấy, họ không chỉ có liên quan mà còn quan trọng đối với việc giúp đỡ những người di cư và những người tị nạn cũng như đối với công việc của các quốc gia trong việc chăm sóc họ. Phần quan trọng mà họ nắm giữ trong việc chào đón, bảo vệ, khuyến khích, hội nhập và chia sẻ hành trình của những người di cư và những người tị nạn cần phải được ghi nhận và nêu cao như một ví dụ điển hình cho tất cả xã hội dân sự – và tiếp nhận sự tham khảo rõ ràng trong Hiệp ước Toàn cầu.

Trước khi tôi kêu gọi các chuyên gia nổi tiếng của chúng ta chia sẻ những suy nghĩ của họ về chủ đề này, tôi muốn kết thúc với đôi lời của ĐTC Phanxicô. Trong Sứ điệp nhân Ngày Di dân và Tị nạn thế giới của mình vào đầu năm nay, ĐTC Phanxicô nói, “Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại New York vào ngày 19 tháng 9 năm 2016, các nhà lãnh đạo thế giới đã thể hiện rõ ràng mong muốn đưa ra hành động mang tính quyết định trong việc hỗ trợ những người di cư và những người tị nạn để giải cứu tính mạng và bảo vệ quyền lợi của họ, đồng thời chia sẻ trách nhiệm này ở cấp độ toàn cầu. Để đạt được điều này, các quốc gia tự cam kết soạn thảo và phê duyệt, trước khi kết thúc năm 2018, hai Hiệp ước Toàn cầu, một Hiệp ước về người tị nạn và một Hiệp ước về những người di cư. Theo các quy trình hiện đang được tiến hành, những tháng tới sẽ tạo ra một cơ hội duy nhất cho việc ủng hộ và hỗ trợ các hành động cụ thể mà tôi đã mô tả với bốn động từ: chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập”. Sau đó, ĐTC Phanxicô đã gửi lời mời tới “tất cả các nhân tố chính trị và xã hội có liên quan (hoặc những người muốn tham gia) vào tiến trình vốn sẽ hướng tới việc chấp thuận hai Hiệp ước toàn cầu” để cùng cộng tác với nhau để thể hiện tinh thần liên đới theo mô hình của các tổ chức dựa trên đức tin mà những người di cư và những người tị nạn xứng đáng được nhận cũng như cộng đồng quốc tế mong muốn và yêu cầu. Chúng ta đang hành động theo lời mời gọi đó trong cuộc gặp gỡ chiều nay.

Xin cám ơn tất cả quý vị vì đã tham dự!

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube