Thực phẩm bẩn và nỗi khổ của người nông dân

Điều đáng bàn và đáng nói, đó là toàn thể hệ thống chính trị, cách riêng các cơ quan truyền thông báo chí, cũng vì lợi nhuận, vì sợ hãi, vì lệnh truyền “đánh chuột không được vỡ bình”, nhất là vì muốn “ngậm miệng ăn tiền”, nên đã để cho thứ tư tưởng độc hại, thứ “ý thức hệ bẩn” tiếp tục gieo rắc nọc độc vào mọi lãnh vực của cuộc sống, gây nên tình trạng xã hội bị “ung thư tinh thần” như hiện nay.

Cái chết của ca sĩ Trần Lập vì căn bệnh ung thư ở tuổi 42 đang gây bão dư luận.

Mặc dù, không ai biết nguyên nhân thật gây nên căn bệnh ung thư trực tràng dẫn tới cái chết của ca sĩ nổi tiếng này, nhưng một lần nữa vấn đề thực phẩm bẩn lại được đặt ra và dĩ nhiên, mũi dùi công luận lại chĩa về phía người nông dân, những người làm ra các sản phẩm bị cho là độc hại, góp phần gây nên căn bệnh ung thư chết người.

Thực phẩm bẩn từ đây. Ảnh: vietnamnet

Thực phẩm bẩn từ đây. Ảnh: vietnamnet

Trong thực tế, theo các chuyên gia đầu ngành, 80% nguyên nhân gây ung thư là do môi trường bên ngoài, trong đó thực phẩm bẩn độc hại do sử dụng hóa chất chiếm khoảng 30%, còn lại là do ô nhiễm môi trường, thuốc lá, lười tập thể dục và nhiều nguyên nhân khác.

Dĩ nhiên, cần phải nói không với thực phẩm độc hại, tuyên chiến với kiểu làm ăn kinh tế chỉ nghĩ tới lợi nhuận, bất chấp lương tâm, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, gây bao cái chết oan khiên cho người khác và thậm chí làm suy giảm chất lượng sống của giống nòi.

Tuy nhiên, qui mọi trách nhiệm và đổ lỗi cho ung thư có căn nguyên duy nhất từ “thái độ với nông sản” của người nông dân, thì có vẻ không ổn.

Người nông dân sẽ sống thế nào trên mảnh vườn chật hẹp của mình trong khi chính sách xã hội về nông nghiệp, giúp người nông dân có thể tự bảo đảm về cuộc sống gia đình, thì chưa được giới lãnh đạo quan tâm tới?

Các hóa chất độc hại, các thuốc kích thích tăng trưởng từ đâu ra, nếu không phải từ việc các cơ quan chức năng đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, buông lỏng cho việc nhập lậu tràn lan các thứ hóa chất độc hại mà không có bất cứ chế tài nào.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, đại biểu Quốc hội, trong cuộc trả lời phỏng vấn VTC News, sáng 25/3/2016, bên hành lang Tòa nhà Quốc hội, thì sự chồng chéo trong quản lý xã hội khiến không ai chịu trách nhiệm về sự lưu thông tràn lan của thực phẩm độc hại. Theo bà, trong cơ chế quản lý xã hội hiện nay: “Thực phẩm nếu đang gieo trồng thì nó thuộc Bộ Nông nghiệp, khi lưu thông trên thị trường thì nó thuộc Bộ Công thương, cuối cùng lên mâm cơm thì thuộc Bộ Y tế.” Nếu yên lành thì ngành nào cũng có thành tích, nhưng nếu xảy ra chuyện thì tất cả bởi người nông dân.

Rau muống được trồng bằng dầu nhớt. Ảnh: Internet.

Rau muống được trồng bằng dầu nhớt. Ảnh: Internet.

Thực ra, nếu phải chỉ rõ nguyên nhân của mọi thứ nguyên nhân khiến thực phẩm độc hại tồn tại và ào ào vào mâm cơm gia đình, thì phải bắt đầu từ thể chế chính trị hiện nay, một thể chế chính trị xây dựng và cổ võ cho một xã hội coi trọng của cải vật chất hơn các giá trị tinh thần. Chủ nghĩa xã hội, với ý thức hệ vô thần, quản lý xã hội dựa trên những lợi ích của phe nhóm và đảng phái đã dần biến con người trong xã hội thành những cỗ máy sản xuất chỉ nghĩ tới lợi nhuận mà không cần nghĩ tới phẩm giá, đạo đức xã hội hay bất cứ một giá trị tinh thần nào.

Thiết tưởng đây mới là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng náo loạn xã hội, trong đó có vấn đề an toàn thực phẩm, một trong những vấn đề gây nhức nhối cho toàn xã hội hiện nay.

Điều đáng bàn và đáng nói, đó là toàn thể hệ thống chính trị, cách riêng các cơ quan truyền thông báo chí, cũng vì lợi nhuận, vì sợ hãi, vì lệnh truyền “đánh chuột không được vỡ bình”, nhất là vì muốn “ngậm miệng ăn tiền”, nên đã để cho thứ tư tưởng độc hại, thứ “ý thức hệ bẩn” ấy tiếp tục gieo rắc nọc độc vào mọi lãnh vực của cuộc sống, gây nên tình trạng xã hội bị “ung thư tinh thần” như hiện nay.

Nói không với thực phẩm bẩn là điều cần làm. Nhưng, không thể giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn nếu không giải quyết tận gốc.

Gioan Nguyễn Thạch Hà

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube