Thảm sát tại Monaco: “một thế hệ khủng hoảng căn tính"

Thế hệ thứ hai của dân nhập cư vào Châu Âu đang rơi vào một cuộc khủng hoảng căn tính sâu sắc và nguy hiểm.

20160726 thảm họa Monaco

Những sự kiện gần đây ở Monaco ​​xác thực lời nhận định về một sự căng thẳng xã hội tại Châu Âu hướng tới người nhập cư và người tị nạn, đang ngày càng tăng – ngay cả trong giới trẻ, con cái dân nhập cư được hòa nhập về mặt lý thuyết vào xã hội.

Thực tế đó gây lo ngại và đòi hỏi một sự phân tích và một hành động sâu sắc, vì các cuộc tấn công xuất phát, trên thực tế, không phải từ các nhóm cực đoan, hoặc dân tộc chủ nghĩa đã được biết đến đối với các hành vi tương tự.

Các lời báo động đã được các học giả đưa ra từ lâu. Thí dụ Giáo sư Boaz Ganor – Trường Lauder của Chính phủ, Đối ngoại và Chiến lược Herzliya tại Israel – đã cảnh báo về cảm giác thất vọng và một loại “đấu tranh giai cấp”, về căn tính hơn là về kinh tế, đang tác động trên một số bạn trẻ ngày nay.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm qua 25/7,  các nhà thừa sai Scalabrini, những người tham gia vào mặt trận giáo dục liên văn hóa, đã nhấn mạnh:

“Chúng tôi phải ngay lập tức đưa ra mọi chiến lược tốt nhất có thể để đảm bảo rằng sự kiện này không xảy ra một lần nữa, bằng cách làm cho các bạn trẻ, con cái dân nhập cư, được hội nhập thật sự vào các  quốc gia châu Âu. Quá trình này nhất thiết phải bắt đầu từ các trường học, với các tiến trình thông thường và ở tất cả các cấp của nền sư phạm liên văn hóa…

Tuy nhiên, chúng tôi cần có những không gian thích hợp, với các khoản đầu tư cho các ý tưởng mới và nguồn vốn dài hạn mới từ thế giới phức tạp của công việc, để cung cấp các cơ hội thực tế, ở đó khả năng của những người trẻ tuổi, dù là người bản địa hay không, được thi thố thực sự cho tương lai của một châu Âu đa sắc tộc”.

Ngọc Huỳnh

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube