Hội nghị Vatican nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria và Iraq

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 13-09-2018 | 06:27:52

Sự kiện được tài trợ bởi Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện

Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện sẽ tài trợ cho một hội nghị về cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria và Iraq, diễn ra vào ngày 13 và 14 tháng 9 năm 2018, trong Thính phòng Gioan Phaolô II của Đại học Giáo hoàng Urban. Hơn 50 tổ chức từ thiện Công giáo, đại diện của các Hội đồng Giám mục địa phương và các tổ chức Giáo hội và các Dòng tu hiện đang hoạt động tại Syria, Iraq và các quốc gia láng giềng, cũng như các vị Sứ Thần Tòa Thánh tại Syria, Iraq, Liban và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng sẽ tham dự hội nghị.

Vào ngày đầu tiên, công việc của hội nghị sẽ được giới thiệu bởi Đức Ông Segundo Tejado Muñoz, phó thư ký của Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện, với bài phát biểu của Đức Hồng y Peter K.A. Turkson, Tổng Trưởng của Thánh Bộ này, và phần trình bày Báo cáo Điều tra về phản ứng của các tổ chức Giáo hội đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria và Syria trong giai đoạn 2017-2018, được thực hiện bởi Thánh Bộ này. Sau đó sẽ là bài phát biểu của Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Parolin, và phần cập nhật về tình hình chính trị và nhân đạo bởi Sứ Thần Tòa Thánh tại Syria, Đức Hồng y Mario Zenari, và Sứ Thần Tòa Thánh tại Iraq và Jordan, Đức TGM Alberto Ortega Martín. Ngày đầu tiên của sự kiện này sẽ kết thúc với một báo cáo của Tiến sĩ Filippo Grandi, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), người sẽ phát biểu, đặc biệt, về những thách thức và triển vọng của tình hình di cư hiện tại trong khu vực khủng hoảng.

Vào sáng ngày 14 tháng 9, các tham dự viên tham dự sự kiện sẽ gặp gỡ trong các nhóm làm việc để tập trung vào các khía cạnh cụ thể của sự hợp tác giữa các đối tượng khác nhau liên quan đến việc ứng phó với cuộc khủng hoảng. phiên họp buổi chiều thay vào đó sẽ được dành riêng cho chủ đề tế nhị về việc trở lại với các cộng đồng xuất xứ của những người di cư và những người tị nạn. Sau bài phát biểu của Đức Hồng y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Bộ Giáo Hội Đông Phương, và Linh mục Fabio Baggio, Phó thư ký của Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện – Ủy ban Di dân và Tị nạn, các tham dự viên sẽ gặp lại nhau tại các nhóm làm việc, được dành riêng cho chủ đề cụ thể của phiên họp.

turk1

Đức Hồng y Turkson

Sau cuộc tranh luận về công việc nhóm, kết luận của hội nghị sẽ được trao cho Đức Hồng y Turkson.

Vào ngày thứ Sáu ngày 14 tháng 9, một cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha được dự kiến sẽ diễn ra tại Điện Tông Tòa.

Mục đích của hội nghị, liên tục với đường hướng đã được thực hiện trong sáu năm qua, đó chính là nhằm cung cấp một khoảnh khắc suy tư và sự hiệp thông giữa các tổ chức Giáo hội liên quan đến công việc bác ái và việc trợ giúp cho các quần thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nhân đạo này, mà qua đó Đức Thánh Cha đã nhiều lần thu hút sự chú ý của công chúng; xây dựng một “bảng cân đối” của tất cả các công việc đã được thực hiện cho đến nay bởi các tổ chức từ thiện Công giáo trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng, chia sẻ thông tin về những tiến triển của tình hình nhân đạo cũng như những phản ứng của Giáo hội; thảo luận về những vấn đề quan trọng đã nổi lên và đồng thời xác định những ưu tiên cho tương lai; phân tích tình hình của các cộng đồng Kitô hữu hiện đang cư trú tại các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thúc đẩy sức mạnh tổng hợp giữa các cơ quan Giáo hội, các Dòng tu và các Giáo phận. Sự phản ánh đặc biệt năm nay sẽ được dành cho những triển vọng thực tế của việc trở lại tự nguyện của những người đã bị buộc di tản và tị nạn trong nước đến các cộng đồng xuất xứ của họ.

Cuộc xung đột ở Syria và Iraq đã tạo ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất trong những thập kỷ gần đây. Tòa Thánh, ngoài hoạt động ngoại giao, tích cực tham gia vào các chương trình trợ giúp và viện trợ nhân đạo. Kể từ năm 2014, mạng lưới Giáo hội đã phân bổ hơn 1 tỷ đô la cho việc ứng phó khẩn cấp, đạt mức hơn 4 triệu người thụ hưởng cá nhân mỗi năm. Theo các nguồn tin của LHQ, hiện có hơn 13 triệu người cần được viện trợ ở Syria và gần 9 triệu người ở Iraq; có hơn 6 triệu người bị di tản trong nước ở Syria và 2 triệu người ở Iraq, trong khi có 5,6 triệu người tị nạn Syria đăng ký ở các nước láng giềng, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan, Iraq và Ai Cập. Con số người tự nguyện trở về Iraq sẽ lên tới 3,9 triệu người vào thời điểm hiện nay.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube