Sứ điệp của Nguyên Giáo Hoàng Benedicto XVI gửi các tín hữu Công giáo Trung Quốc được xem lại ở Hồng Kông

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 12-05-2017 | 07:06:13

Các cuộc tranh luận xảy ra vào thời điểm này sinh những quan điểm khác nhau về quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh.

Ngày nay, Sứ điệp của Nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi các tín hữu Công giáo Trung Quốc năm 2007 cũng hết sức quan trọng như cách đây 10 năm, các diễn giả phát biểu tại một cuộc hội thảo gần đây tại Hồng Kông.

1494518576Lá thư mục vụ nên được đọc lại như một lời nhắc nhở về hành trình mà Giáo hội Trung Quốc phải bước theo, các diễn giả cho biết. Buổi hội thảo hôm 7/5 vừa qua do Ủy ban Công lý và Hoà bình thuộc Giáo phận Hồng Kông tổ chức vào thời điểm những ý kiến của những người Công giáo hàng đầu tại Hồng Kông và Macau – bao gồm các Giám mục và giáo dân – khác nhau về các những mối liên hệ đã được đổi mới với Giáo Hội tại Trung Quốc nên được giải quyết như thế nào.

Tất cả đều đồng ý rằng không nên có sự thỏa hiệp về các hành động kiểm soát của chính quyền đối với Giáo Hội. Tuy nhiên, một số người tin rằng một bức tường vững chắc chống lại bất cứ cam kết nào với chính phủ Trung Quốc cần phải được duy trì trong khi những người khác lại tìm cách thảo luận để giải quyết vấn đề bổ nhiệm các Giám mục.

Sứ điệp của Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI được đưa ra nhằm cung cấp “những chỉ dẫn liên quan đến đời sống của Giáo Hội và sứ vụ Phúc Âm Hóa tại Trung Quốc”. Tuy nhiên, bức thư đã nhận được sự phản đối đầy hiềm khích từ phía chính phủ Trung Quốc cũng như các thành phần khác tại Trung Quốc, chủ yếu là do việc thiếu sự tham vấn, các nhà phê bình cho biết.

Các diễn giả tham dự buổi hội thảo được tổ chức tại Hồng Kông tin rằng lá thư này chính là một trong những chỉ dẫn quan trọng nhất của Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI đối với Giáo Hội tại Trung Quốc.

Một diễn giả tại buổi hội thảo, Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-kiun – Nguyên Giám mục Địa phận Hồng Kông, cho biết rằng lá thư này cần phải được đọc một cách nghiêm túc để có thể hiểu được thông điệp thực sự của nó.

Lá thư mục vụ đề cập đến những vấn đề như việc sẵn sàng đối thoại của Vatican với Trung Quốc về những quyền lực pháp lý đối với lãnh thổ của Giáo Hội, vấn đề hòa giải giữa Giáo Hội Trung Quốc, việc kiểm soát của các cơ quan công quyền đối với đời sống Giáo Hội, những hoàn cảnh khác nhau của các Giám mục Trung Quốc, và thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng trong việc chỉ định các Giám mục.

Lá thư cũng bao gồm những chỉ dẫn đối với đời sống mục vụ, bao gồm cả việc đồng tế Thánh Lễ với các giáo sĩ trong cộng đồng công khai đã được nhà nước công nhận và tuyên bố chấm dứt những quyền lợi đặc biệt dành cho cộng đồng hầm trú kể từ những năm 1980 vốn cho phép các Giám mục chỉ định những người kế nhiệm trước khi được Vatican thông qua trong giai đoạn bách hại.

Anthony Lam Sui Ki – Thư ký điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Thánh Linh thuộc Giáo phận Hồng Kông, cho biết việc đọc lại lá thư này đã trở thành một lời chỉ dẫn mở từ ĐTC Phanxicô đối với Giáo hội Trung Quốc.

Đức Hồng Y Zen cho biết Ngài cảm thấy thất vọng vì hiệu quả của bức thư một phần nào đã bị mất đi do những sai lầm trong dịch thuật và những cách diễn giải khác nhau của một số người trong Hội Thánh với những ích lợi đã được ban cho tại Trung Quốc.

Thậm chí ngay cả sau khi Vatican khắc phục những khiếm khuyết này một năm sau đó, một thông điệp sai lạc đã được thông qua tại Trung Quốc rằng cộng đồng ngầm trú có thể tham gia vào cộng đồng công khai vốn được kiểm soát bởi chính phủ thông qua Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc, Đức Hồng Y Zen cho biết.

Bức thư đã khiến Bắc Kinh tức giận, đòi buộc Vatican không được công bố nó.

“Một bản copy đã được gửi cho các Giám mục Trung Quốc 4 ngày trước khi được công bố và 10 ngày trước khi gửi cho Bắc Kinh. Thế nhưng, Bắc Kinh đã không cho phép Vatican công bố bức thư.  Một viên chức Tòa Thánh nói với các quan chức Trung Quốc rằng chúng tôi không yêu cầu quý vị chấp thuận. Chỉ cần quý vị vui lòng cho thông báo”, Đức Hồng Y Zen cho biết.

“Rõ ràng là cho đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn xem tôn giáo như là một điều gì đó thuộc về họ”, Đức Hồng Y Zen nói.

Các nhà quan sát nói rằng bức thư này không được các nhà cầm quyền Cộng sản chấp thuận vì lập trường của nó đối với các tổ chức do chính phủ kiểm soát chẳng hạn như: Hội nghị Đại biểu Công giáo Quốc gia (National Congress of Catholic

Representatives), Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc và Hội Đồng Giám mục Trung Quốc do Trung Cộng kiểm soát.

Cuộc hội thảo tại Hồng Kông đã được tổ chức khi Vatican và Bắc Kinh tiến hành những cuộc đàm phán đang diễn ra sau những cánh cửa đã được đóng kín về việc bổ nhiệm các Giám mục tại Trung Quốc.

Thỏa ước này, vốn đã được Tòa Thánh Vatican tìm kiếm từ lâu, đó là để Bắc Kinh chấp thuận 20 ứng viên Giám mục mà Vatican đã chỉ định trong những năm gần đây và hơn 30 Giám mục thuộc Giáo Hội hầm trú mà Bắc Kinh không công nhận. Đổi lại, Tòa Thánh sẽ tha thứ cho 7 vị Giám mục do Trung Quốc bổ nhiệm mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube