“Sinh thái học phải mang tính triệt để”

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 12-04-2019 | 16:37:33

Cuộc phỏng vấn với Linh mục Dòng Phanxicô Paolo Benanti, Giáo sư tại Khoa Thần học của Trường Đại học Giáo Hoàng Grêgôriô, về hiện tượng nữ sinh Greta Thunberg và các sinh viên của phong trào “Fridays for Future” (Thứ Sáu vì Tương lai)

87760254-5b74-11e9-ba69-ad744b158318_benpope-RA9u6KLGQX3McaUUmp2XeSP-1024x576@LaStampa.itGreta Thunberg và hàng ngàn thanh thiếu niên phong trào “Fridays for Future” (Thứ Sáu vì Tương lai) đang thực hiện nhiều trang của ‘Laudato si’, Thông điệp về vấn đề môi sinh của ĐTC Phanxicô. Những lời của Linh mục Paolo Benanti, Tu sĩ Dòng Phanxicô, Giáo sư tại Khoa Thần học – Phân Khoa Thần học luân lý – tại Đại học Giáo Hoàng Grêgôriô do Dòng Tên điều hành. Đối với thần học gia này, những người trẻ tuổi này đưa ra “một quan điểm khác biệt vốn kết hợp, cổ võ và thúc đẩy việc chăm sóc thực sự đối với ngôi nhà chung của chúng ta”, chẳng hạn như viết chữ “Công trình sáng tạo” bằng chữ in hoa, như người Công giáo mong muốn.

Thưa Giáo sư, ngài mô tả hiện tượng nữ sinh Greta Thunberg và phong trào “Fridays for Future” thế nào?

“Phong trào toàn cầu này phản ứng lại với một sự năng động tương đương với điều mà Giáo hội phải đối mặt với những vấn đề về xã hội.

Điều này có nghĩa là gì?

“Nó được hỗ trợ bởi ba động từ: nhìn nhận, đánh giá, hành động. Greta và các nhà hoạt động đã ‘nhìn thấy’ thực tế, nhận thức được những sự mâu thuẫn mạnh mẽ của nó, họ đã ‘đánh giá’, tức là họ đã thừa nhận sự vắng mặt của tương lai mà lối sống này của chúng ta đã tạo ra; và họ đã quyết định “làm” một điều gì đó để mang lại sự thay đổi”.

Thông điệp quan trọng nhất của họ là gì?

“Họ nhắc nhở chúng ta rằng ‘ngôi nhà chung’ của chúng ta, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã định nghĩa vấn đề môi trường trong Thông điệp Laudato si’, là một điều gì đó mà mọi thế hệ thừa hưởng từ những thế hệ trước và nhất định phải truyền lại cho các thế hệ tương lai. Con cháu chúng ta nhắc nhở chúng ta rằng ngày mai phải được nhìn nhận với hy vọng và hy vọng đó không chỉ là sự thụ động mà là tích cực xây dựng ngày mai”.

Thông điệp Laudato si’ nằm trong suy nghĩ và hành động của phong trào này sâu đậm thế nào?

“Một chủ đề xuyên suốt Thông điệp đó chính là một sự đề cập đến mô hình sinh thái toàn diện, trường hợp dẫn chứng của nó đó chính là sự chỉ trích đối với logic thế giới, vốn dẫn đến việc đánh mất đi tầm nhìn về sự phức tạp của các mối liên kết và tương tác: “Công nghệ, vốn liên quan đến những lợi ích kinh doanh, được trình bày như là cách duy nhất để giải quyết những vấn đề này, trên thực tế, chứng tỏ việc không có khả năng nhìn thấy mạng lưới quan hệ bí ẩn giữa mọi thứ, và do đó, đôi khi chỉ giải quyết một vấn đề để tạo ra những vấn đề khác”. Sinh thái học toàn diện cho phép chúng ta phục hồi lời kêu gọi đối với tinh thần trách nhiệm của con người, hiển nhiên khi chúng ta xem xét vị trí nơi mà con người chiếm giữ trong biểu đồ của các mối quan hệ hệ sinh thái. Greta và phong trào này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người dường như trở nên hòa hợp sâu sắc với tất cả điều này”.

Sau cuộc đình công vào ngày 15 tháng 3, các bước tiếp theo cần phải làm là gì?

“Để áp dụng một cách sâu sắc hệ sinh thái toàn diện, vốn không chỉ về sự hiểu biết hợp lý về thực tế, mà còn được tạo thành từ những mong muốn và thái độ cơ bản của tâm hồn chúng ta, cũng như chiều kích tinh thần thuần túy của nó. Chỉ khi chúng ta hiểu được chiều kích này, chúng ta mới có thể hiểu tại sao nó cũng cần phải bị từ chối trong những con đường mòn của sự hoán cải nội tâm vốn bao gồm những chất vấn lương tâm nghiêm túc nhằm “mang lại sự hài hòa đích thực và trầm lặng với công trình sáng tạo, trong khi phản ánh lối sống và những tư tưởng của chúng ta”.

Những hậu quả cụ thể có thể phát sinh là gì? Phải chăng không có một sự bất cân xứng giữa vô số những vấn đề về sinh thái toàn cầu và tiềm năng của các cá nhân?

“Chúng ta cần hiểu đầy đủ phạm vi này thậm chí ngay cả những hành động nhỏ hàng ngày đối với việc chăm sóc môi trường của chúng ta mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề xuất với chúng ta, chẳng hạn như tránh sử dụng nhựa và giấy, giảm tiêu thụ nước, phân loại rác, chỉ nấu những thứ có thể được tiêu thụ một cách hợp lý, thể hiện sự chăm sóc đối với những sinh vật khác, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc sử dụng chung xe, trồng cây xanh, tắt đèn không cần thiết”. Khi xuất phát từ những động lực sâu xa, những cử chỉ này không phải là nghĩa vụ khổ hạnh của một ý thức hệ xanh được coi như là một tiêu chí của cuộc sống, mà là những hành động của tình yêu chuyển từ một đời sống tâm linh được thể hiện qua một tiêu chí hoạt động của cam kết luân lý, ở mọi cấp độ của đời sống cá nhân”.

Chính trị được mời gọi để làm gì?

“Trong Thông điệp Laudato Si’ có nêu rõ rằng ‘việc tìm kiếm một biện pháp kỹ thuật cho từng vấn đề môi trường đó chính là tách biệt những gì trong thực tế được kết nối với nhau và che giấu những vấn đề thực sự và sâu sắc nhất của hệ thống toàn cầu”. Và do đó, một ‘hệ sinh thái hời hợt nông cạn’ được nuôi dưỡng cho phép bản thân được khai thác ‘với logic của tài chính và kỹ trị’. Thay vào đó, một chiến lược đối với một sự thay đổi thực sự đòi việc tái cân nhắc các tiến trình trong sự trọn vẹn của nó, bởi vì nó không đủ để bao gồm một vài cân nhắc sinh thái hời hợt trong khi không đặt vấn đề về logic vốn làm nền tảng cho văn hóa ngày nay”.

Minh Tuệ (theo Vatican Insider)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube