Philippines tiến gần hơn với việc thông qua luật ly hôn, bất chấp sự phản đối của Giáo hội Công giáo

Hôm thứ hai 19/3, Hạ viện của Quốc hội Philipines đã thông qua một đạo luật vốn sẽ hợp pháp hóa vấn đề ly hôn ở quốc gia mà chủ yếu  là người Công giáo.

Đạo luật “Thiết lập việc Ly hôn hoàn toàn và Hủy bỏ hôn nhân tại Philipines” đã được thông qua với số phiếu bầu là 134-57.

Philippines và Vatican là hai quốc gia duy nhất trên thế giới không cho phép việc ly hôn – mặc dù người Hồi giáo ở miền nam Philippines có thể ly hôn vì họ được phép tuân theo luật gia đình của Hồi giáo.

Đạo luật trên đang nhận được sự phản đối dữ dội của các Giám mục Công giáo, những người đã đưa ra tuyên bố vào ngày 13 tháng 3 nhần mạnh rằng các nhà lập pháp cần phải xem xét “những phí tổn xã hội” của việc cho phép ly dị trong nước.

“Thậm chí ngay cả những cặp vợ chồng dường như được xem là thành công trong các cuộc hôn nhân thường nhìn lại và nhớ lại vô số những thách đố vốn đã gần như khiến cho mối quan hệ của họ bị đổ vỡ nếu như họ không học cách vượt qua những tổn thương cá nhân thông qua sự thông cảm lẫn nhau và tha thứ cho nhau, hoặc đôi khi thông qua sự can thiệp của một điều giải viên đối thoại chẳng hạn như là một người cố vấn cho cuộc hôn nhân của họ”, tuyên bố của các Giám mục cho biết.

“Trong bối cảnh mà trong đó vấn đề ly hôn được trình bày như là một sự lựa chọn dễ dàng, các cuộc hôn nhân và gia đình sẽ bị phá vỡ một cách dễ dàng hơn. Nhiều trẻ em sẽ lớn lên bị đánh mất phương hướng và bị tước đoạt sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ”.

800-8-690x450Mối lo ngại về trẻ em đã thúc đẩy một đồng minh không mong đợi trong cuộc chiến chống ly hôn ở nước này: Tổng thống Rodrigo Duterte.

Phát ngôn viên của ông Duterte cho biết hôm 19 tháng 3 rằng tổng thống đã phản đối vấn đề ly hôn bởi vì sẽ có hại đối với trẻ em và đồng thời hạn chế các quyền hợp pháp của vợ hoặc chồng bị bỏ rơi.

Ông Duterte đã thường xuyên đụng độ với các Giám mục về chiến dịch bạo lực chống buôn bán ma túy cũng như những nỗ lực của ông nhằm khôi phục hình phạt tử hình trong nước.

Các Giám mục đã chỉ ra rằng Philippines cho phép cả việc tiêu hôn dân sự lẫn trong Giáo Hội, đồng thời cho biết rằng “đó chính là những điều khoản chứng tỏ mức độ nghiêm túc của hôn nhân như là một thể chế, như vậy chúng ta có thể tìm ra khả năng rằng một số cuộc hôn nhân có thể đã trở nên vô hiệu và không thành sự ngay từ đầu, chẳng hạn như khi các cặp vợ chồng kết hôn không vì tình yêu, mà vì áp lực gia đình, và vì nhiều lý do tương tự khác cho thấy rằng cuộc hôn nhân không thành sự đã xảy ra”.

Philippines cũng có luật “ly thân pháp”, vốn tương tự như ly hôn, ngoại trừ việc không cho các cặp vợ chồng có quyền tái hôn.

Đạo luật đề xuất liệt kê nhiều lý do đối với vấn đề ly hôn, bao gồm:

  • Một trong hai vợ chồng trải qua một cuộc giải phẫu chuyển giới
  • Những lý do được liệt kê hiện tại cho phép đối với việc ly thân hợp pháp và tiêu hôn
  • Các cặp vợ chồng phải ly thân trong khoảng thời gian ít nhất là  5 năm
  • Ly thân hợp pháp theo phán quyết của tòa án ít nhất là 2 năm
  • Không đủ năng lực về tâm lý
  • Những khác biệt trong đời sống hôn nhân không thể hòa giả được

Đề xuất này cần phải được Thượng viện thông qua, nơi mà một số thành viên đã tuyên bố sự phản đối của họ. Thậm chí ngay cả khi nó được Thượng viện thông qua, dự luật vẫn có thể bị phủ quyết bởi tổng thống Duterte.

Trong tuyên bố của mình, các Giám mục nhấn mạnh rằng họ “muốn khẳng định rằng không có bất cứ điều gì, thậm chí ngay cả luật ly hôn có thể khiến chúng ta từ bỏ sự xác tín của chúng ta vào tính bất khả phân ly của hôn nhân như là một giao ước suốt đời giữa một người nam và một người nữ, những người đã tự nguyện thề hứa sẵn sàng với lời mời gọi yêu thương cũng như tự cam kết với Thiên Chúa và với nhau, thông qua những biến cố vui buồn hay đau khổ trong cuộc sống”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube