Những xáo trộn xã hội: Triệu chứng và đề nghị

Ngành y có môn dịch tễ học chi chít những con số báo động bệnh tật của vùng miền lục địa và toàn cầu. Số càng to, lo âu càng lớn, hành động càng cần phối hợp chặt chẽ trên diện rộng, có vậy thì mới hi vọng dập tắt nổi dịch bệnh.Royalty-free 3d computer generated clipart picture image of a team of 8 blue people holding up connected pieces to a colorful puzzle that spells out "team," symbolizing excellent teamwork, success and link exchanging.

Việt Nam có những con số to tướng về người ghiền xì ke, người có HIV, người mãi dâm, những ca nạo phá thai, những vụ tham nhũng, những vụ án đầy bạo lực, những vụ khiếu kiện, những vụ tai nạn giao thông và nạn nhân, số bằng cấp giả bị phát hiện… làm lòng ta nhức nhối, lo âu.

Số lần tàu thuyền Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm hải phận nước ta cũng làm nhiều bậc cha mẹ Việt Nam rùng mình liên tưởng những xác người trẻ lềnh bềnh trên sóng nước nếu Biển Đông thiếu vắng công lý và hòa bình.

Ở Việt Nam nếu có người lo toan thì cũng có người vô tư khi đọc các con số, các tỉ lệ, các biểu đồ cảnh báo về những hiện tượng trên. Nhóm người quan tâm sẽ tìm cách nói cho người nhởn nhơ vô tư vô cảm rằng của ta một số vấn đề xã hội Việt Nam đã lan rộng vượt qua vùng miền, lan ra trên cả nước (Địa lý của vấn đề). Nỗi khổ đau, vành khăn tang, bệnh “xì-trét”… cũng đã “vồ vập” làm “bầm dập” nhiều tầng lớp nhân dân (Tầm mức của vấn đề).

Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Công Giáo, đoạn số 81, mô tả những dấu hiệu của môt xã hội xáo trộn như sau:

1. QUYỀN của con người không được nhìn nhận

2. QUYỀN của con người bị xâm phạm

3. QUYỀN của con người bị làm ngơ

4. BẠO LỰC lên ngôi

5. BẤT CÔNG chễm chệ

6. BẤT QUÂN BÌNH trong các cấu trúc xã hội.

 7. LẠM DỤNG tràn lan trong xã hội.

Ngẫm lại, nhìn vào Việt Nam, 7 dấu hiệu trên tôi đều thấy cả. Mở báo nhà nước? Cũng thấy đăng. Các vị quan chức cũng thở than đi tìm hóa giải, giải mãi chưa xong.

Người tín hữu, nhất là tín hữu đang học giáo huấn xã hội có thể góp phần hóa giải chăng? Vì Việt Nam là “cõi đi về” của chúng ta. Việt Nam là “cõi người ta” của chúng ta. Giáo Hội Việt Nam chọn lộ trình Việt Nam trong cuộc lữ hành trần thế (chứ không chọn trên mây trên gió).

Để góp phần hóa giải các vấn đề xã hội, Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Công Giáo số 70 và Chương 12 đề nghị người tín hữu:

  1. Cư xử kiên định, không nửa vời, không trừu tượng, không nói suông, không lạc đề, không tùy tiện, không xa lạ, không bỏ sót “cõi người ta”, nơi có “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. 
  2. Tiên vàn đổi mới chính mình từ bên trong. Đổi mới xem xét cách làm (suy tư, phán đoán, hành động theo Chúa Giêsu và các nguyên tắc của giáo huấn). 
  3. Rao Tin Mừng, tìm cách giúp đồng bào Việt Nam “nghe, tuân giữ, thi hành” (Mt 7,24; Lc 6,46-47; Ga,14,21.23-24; Gc 1,22).
  4. Tham gia hoạt động mục vụ xã hội: Phục vụ con người; phục vụ văn hóa nhất là sự thật trong truyền thông; phục vụ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị… “Đối với tín hữu giáo dân,việc tham gia vào chính trị là một hành động thích đáng” (Đức Phaolô VI, Tông thư Octogesima Adveniens, 46).

Tới đây, người viết còn mãi một băn khoăn. Người viết bị bệnh “SỢ”: sợ bị tù, sợ ăn nói trước đám đông, sợ cô đơn, sợ không còn thì giờ ăn chơi thoải mái, sợ thi rớt, sợ gia đình chê bai, sợ nghèo… nếu “dại dột” tham gia chính trị hoặc dấn thân vào các công tác mục vụ xã hội.

Xin nguyện cầu cho nhau, xin nâng đỡ nhau, xin có thêm nhiều người can đảm hy sinh vào lúc Việt Nam đang gặp nhiều thử thách như hiện nay.

Trần An Bình

Nguồn: Tập san GHXHCG

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube