Người Công giáo Hoa Kỳ ngạc nhiên về những gì các Giám mục đang thực hiện đối với các Kitô hữu bị bách hại

ROME – Một cuộc thăm dò mới trên toàn quốc về thái độ của người Công giáo Hoa Kỳ đối với cuộc bách hại Kitô giáo trên toàn thế giới cho thấy một sự hiểu biết tương đối mạnh mẽ về tình hình, một phản ứng hỗn hợp về mức độ ưu tiên cần phải có, và sự mơ hồ hoặc không hài lòng về cách thức mà các nhà lãnh đạo Giáo hội đang phản ứng đối với vấn đề này.

1b1f4ddf1d2950493b04955cecd3ede1-690x450

Bức ảnh chụp vào ngày 17 tháng 9 năm 2014 Đại lộ Tử Đạo ở Tirana,  hình các linh mục Công giáo đã bị chế độ cộng sản Albanian bức hại.

Theo như kết quả của cuộc thăm dò, 40% người Công giáo Hoa Kỳ tin rằng cuộc bách hại chống lại các Kitô hữu là “nghiêm trọng”, và 51% nói rằng cuộc bách hại này “hơi nghiêm trọng một chút”. Điều đó chắc chắn theo sát thực tế, với ước tính rằng khoảng 200 triệu Kitô hữu trên thế giới hiện nay đang bị đặt trước những nguy cơ của việc bị bức hại, sách nhiễu, thương tích, bắt giữ, tra tấn và thậm chí là tử vong dựa trên cơ sở căn tính tôn giáo của họ.

Mặc dù những nỗ lực ổn định số lượng các Kitô mới chịu tử đạo mỗi năm thay đổi rất nhiều, một phần bởi vì thường rất khó để tống khứ điều này trên cơ sở những nơi mà các vụ giết người đang xảy ra, và một phần bởi vì các nạn nhân thường chết một cách vô danh và không được ghi chép.

Ngoài ra, trình bày danh sách gồm 16 quốc gia và yêu cầu xếp hạng mức độ nghiêm trọng đối với cuộc bức hại chống lại các Kitô hữu tại những nơi đó, người Công giáo Hoa Kỳ ít nhiều đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đồng thời xác định các quốc gia đó là Triều Tiên, Iran, Iraq, Syria và Pakistan là những quốc gia vi phạm tồi tệ nhất.

(Tuy nhiên, người ta nói rằng ngoài Bắc Triều Tiên, tất cả những lựa chọn khác là các quốc gia mà Hồi giáo chiếm đa số. Tuy việc trở thành một Kitô hữu ngày nay không phải là một điều dễ dàng ở Trung Quốc, hay Nigeria, và Ấn Độ, những lựa chọn khác đều trong số này).

Mặt khác, kết quả cũng cho thấy mức độ khẩn cấp tương đối thấp trong số những người Công giáo Hoa Kỳ về việc trợ giúp các Kitô hữu bị bức hại. Được đề nghị lựa chọn theo mức độ quan tâm trong số năm vấn đề – nạn buôn người, tình trạng nghèo đói, vấn đề biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng người tị nạn, và cuộc bách hại chống lại các Kitô hữu – chung cuộc, cuộc bách hại đối với các Kitô hữu đứng chót.

(Như một lưu ý bên cạnh, người ta tự hỏi liệu ngôn ngữ của cuộc khảo sát có phải là một nhân tố. Vì một số lý do, các tác giả đề cập đến “cuộc bách hại Kitô giáo”, vốn khiến nó trở nên mơ hồ cho dù chúng ta đang nói về cuộc đàn áp của, hay bởi các Kitô hữu. Vì mục đích rõ ràng, việc nói rằng “cuộc bách hại chống lại các Kitô hữu” thường tránh được vấn đề này).

Trường hợp nhiều người Công giáo Hoa Kỳ có vẻ hơi bối rối là điều hoàn toàn chính xác, Giáo Hội đang làm gì về vấn đề này.

Mặc dù gần một nửa số người Công giáo Hoa Kỳ nói rằng ĐTC Phanxicô “rất quan tâm” đến cuộc bách hại chống lại Kitô giáo, chỉ 27% cũng nói điều tương tự về vị Giám mục địa phương của họ, và chỉ có 24% báo cáo rằng Giáo xứ của họ rất quan tâm vấn đề này. Về khoảng giữa, 39% nói rằng vị Giám mục của họ “hơi quan tâm” đến vấn đề này, và 42% cũng cho biết điều tương tự đối với Giáo xứ của họ.

Nói chung, đó là 34% những người Công giáo Hoa Kỳ tin rằng vị Giám mục của họ không làm bất cứ điều gì đối với cuộc bách hại chống lại Kitô giáo, hoặc, họ không biết về điều đó, và 35% đối với những người mà điều tương tự cũng đúng đối với giáo xứ của họ – trong cả hai trường hợp, trên một phần ba tổng dân số Công giáo.

Cuộc thăm dò được ủy thác bởi Chi nhánh Hoa Kỳ của Tổ chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ, một tổ chức thuộc Giáo Hoàng hỗ trợ các Kitô hữu đau khổ và bị bách hại trên toàn thế giới. Cuộc thăm dò đã được tiến hành trực tuyến từ ngày 16 đến ngày 24 tháng 1 năm 2018 với phạm vi sai số là 3,1%.

“Điều mà cuộc khảo sát cho thấy một cách khá rõ ràng”, George Marlin, Chủ tịch chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ, cho biết: “đó là cần phải gia tăng mức độ tham gia của Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ khi nói đến sự bách hại Kitô giáo toàn cầu – cả ở cấp cơ sở lẫn cấp lãnh đạo. Vấn đề cần phải trở thành một ưu tiên”.

“Điều chúng tôi hy vọng cuộc thăm dò ý kiến của chúng tôi sẽ thực hiện đó là tỏ ra cho các Giám mục và các linh mục của họ thấy rằng giáo dân cần thêm giáo dục và lãnh đạo để tạo cho họ một cảm giác mạnh mẽ hơn về sự nghiêm trọng cũng như sự phổ biến của cuộc bách hại Kitô giáo trên toàn thế giới. Chúng ta có nghĩa vụ phải mạnh mẽ lên tiếng và bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại”, ông Marlin kết luận.

Tất nhiên, có nhiều cách để giải thích sự thiếu nhận thức về lãnh đạo rõ ràng ở các cấp giáo phận và địa phương khác với chỉ là việc không chú ý tới.

Trước hết, chúng ta đang sống trong một thời đại khi mà các nhà lãnh đạo chop bưu của bất kỳ hệ thống nào thu hút sự chú ý nhiều hơn những người ở giữa hoặc bên dưới – hầu hết người Mỹ có thể xác định một cách chính xác vị tổng thống của họ, nhưng không nhất thiết là thành viên quốc hội hoặc đại diện của hội đồng thành phố của họ.

Tương tự như vậy, bất cứ điều gì ĐTC Phanxicô tuyên bố hay thực hiện sẽ tạo ra nhiều tiếng vang hơn một vị Giám mục Giáo phận, cho dù vị ấy có thể có bao nhiêu uy tín hay năng lực đi chăng nữa.

Hơn nữa, việc thiếu sự quan tâm của giới truyền thông đối với cuộc bách hại chống lại Kitô giáo có thể được coi như ít hay nhiều, nếu không muốn nói thêm, đối với thực tế rằng những người Công giáo Hoa Kỳ báo cáo rằng họ không quan tâm đến vấn đề này như những vấn đề khác mà họ lắng nghe từ tòa giảng vào mỗi Chúa nhật.

Mặt khác, cuộc khảo sát này có thể là một lời nhắc nhở hữu ích rằng nếu dân số Công giáo ở Mỹ sẽ thức tỉnh để quan tâm đến sự đau khổ của tất cả các anh chị em trong đức tin trên khắp thế giới, họ sẽ cần phải lắng nghe thông điệp đó một cách nhiệt tình, rõ ràng và liên tục từ các nhà lãnh đạo của họ – và, ít nhất đến nay, bằng chứng cho thấy điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra.

Mặc dù kết quả cuộc thăm dò đã được công bố, mọi người vẫn có thể tham gia vào cuộc khảo sát, vốn sẽ giúp cho Tổ chức Viện trợ các Giáo hội đau khổ thêm vào nhiều mảng trong bức tranh đó.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube