Mầu nhiệm của sự đau buồn

Xử lý trước một sự mất mát đột ngột

Cháu gái của tôi đã được chôn cất vài tuần trước đây, một người phụ nữ trẻ thật tuyệt vời: 36 tuổi, không bệnh tật gì, bỗng dưng ra đi. Những cái chết đột ngột, người ta nói, là nỗi sợ hãi khủng khiếp nhất – và tất nhiên là những cái chết đột ngột của người trẻ. Cú sốc gần như là choáng váng. Lúc đầu khi tôi nhận được điện thoại là cô đã qua đời, tôi đang làm việc. Sau đó tôi trở về bàn của tôi với một kiểu sững sờ, làm hết việc này đến việc kia với một kiểu khẩn cấp xuẩn ngốc, đi tìm một sự an ủi xoa dịu trong việc tái nhắc lại một thói quen. Thói quen và qui phạm. Tôi làm việc trong vai trò là người duyệt bài; cấu trúc của ngôn ngữ là bánh và bơ của tôi, các quy tắc và những ngoại lệ của nó là niềm đam mê và vui sướng của tôi. Nhưng cái ngày mà cháu gái tôi qua đời, ngày mà tôi sẽ không bao giờ gặp lại cô ấy nữa, thì văn phạm dường như mang tính cứu độ đối với tôi, một mô thức ổn định về mặt tinh thần tôi có thể giữ vững trong khi mọi thứ khác bên trong tôi đột nhiên run rẩy. Các lỗi về văn phạm và chính tả giúp tôi an toàn trải qua một ngày cho đến 5 giờ chiều, cho đến khi lên xe lửa, cho đến khi tôi có thể trở về nhà và khóc.

khiemhaViệc thăm viếng và tang lễ diễn ra ở tại nhà thờ giáo xứ nơi mà cô đã đi học hồi nhỏ và, những năm sau này, phục vụ như là một giáo lý viên. Sự đổ nát tâm can và lịch sử đã suy sụp ở trong căn phòng, đâm sầm vào nhau, tạo nên những đổ nát cạnh kề nhau. Vào một thời điểm, tôi thấy mình đang ngồi gần quan tài của cháu gái tôi trò chuyện với một nữ tu mà tôi đã gặp hồi lớp 4, và thời gian và hoàn cảnh đột nhiên ấy bắt đầu kích động và va vào nhau như thể là một con bướm ở cửa sổ. Trước khi Thánh Lễ bắt đầu, tôi nhìn xung quanh căn phòng ở nhà thờ đầy những người yêu mến cháu gái tôi và nghĩ, đây là người mà cô ấy thật sự đã là, đang là: bối cảnh của các mối quan hệ này, những con người này mà cô đã có kinh nghiệm kết nối và yêu thương, những con người mà giờ đây, vì cô, vì yêu mến cô, đang an ủi nhau, ôm lấy nhau, và khóc.

Và đến phần Kinh Lạy Cha, khi tôi đứng lên tay trong tay cầu nguyện với chị gái tôi và gia đình của cô ấy, tôi đột nhiên cảm thấy mọi thứ bên dưới văn bản và nghi thức rung chuyển, mọi thứ trượt đi và chuyển vào những lời nguyện an táng tinh tuyền và nguyên sơ ấy, nơi mà chúng ta là một bộ tộc thời đồ đá chôn cất một người anh em ở phía sau một hang động; nơi mà chúng ta là những người thợ xây các kim tự tháp, những người đưa đám, những thầy chiêu hồn; nơi mà chúng ta là những người bạn tan nát cõi lòng của một người bị đóng đinh đưa Ngài đến một ngôi mộ trước ngày Sa-bát. Tất cả chúng ta đều đau đớn, tất cả đều sững sờ trước sự trỗng rỗng đột ngột, tất cả đều chìm vào trong mầu nhiệm trung tâm của sự buồn phiền, tất cả đều kinh ngạc trước sự sống lạ đang rung nhịp cách yếu ớt trong bóng sương mờ của sự mất mát. Tất chúng ta đều được đưa đến nghĩa trang, quẳng ra đó, choáng váng, tất cả chúng ta đều được đưa đến một nơi vượt ra khỏi ngôn từ.

Những tiếng than khóc không lời

Ở trong cả Tin Mừng Mátthêu và Máccô, Chúa Giêsu đã thốt lên một tiếng than khóc không lời chỉ trước khi Ngài chết, một tiếng gào vào trong vực thẳm. Ngôi Lời đã mặc xác phàm bị mắc kẹt trong sự mơ hồ của con người. Tôi nghĩ về tiếng kêu khóc ấy khi tôi nói với chị gái tôi vào ngày mà tôi biết tin Lauren qua đời. Chị không thể thốt thành lời. Chỉ chỉ nói ra được một vài điều – một câu hỏi, tôi nghĩ thế, một cụm từ – nhưng những lời ấy dường như ngắt quãng, mới mẻ và không thốt thành lời trong nỗi khốn cùng của chị. Ngôn từ đã tan biến trong cảm xúc; ngôn từ lơ lửng, trống rỗng. Những lời ấy không bao giờ có thể mô tả chính xác điều mà chị đang trải qua. Những lời ấy khó có thể truyền tải được nỗi đớn đau của chị. Chỉ những tiếng ngẹn ngào mới có thể. Chỉ những tiếng khóc không lời mới có thể.

Đối với tất cả những lời kinh tuyệt vời nhất được viết ra, thì thật đáng chú ý là những lời kinh làm hài lòng Thiên Chúa nhất là những lời không thể được thốt ra thành lời, những lời mà chỉ có sự nghèo nàn của nó là lòng khao khát của con người, cầu nguyện vào những lúc khi mà sự sống trở nên quá mạnh mẽ, quá rộng lớn, quá đớn đau với mầu nhiệm mà sự thánh thiêng le lói giữa hai bản lề. Chúng ta kêu gào lên Thiên Chúa khi đối diện với cái chết, và kêu gào lên một cách tự nhiên nhất khi đối diện với sự sống. Tiếng kêu khóc không lời đầu tiên của chúng ta khi mới được chào đời.thanhgia1

Một khi đường khí được bung ra, thì ngay từ làn khí đầu tiên, đứa trẻ mới sinh bắt đầu khóc, mặc dù nhiều người mẹ nói về việc sinh các em bé đã khóc ngay khi chúng ra khỏi lòng mẹ. Ngay khi chúng ta cảm thấy được thế giới quanh chúng ta đột nhiên trở nên rộng lớn, bao la, đáng sợ cách vô biên; khi chúng ta cảm thấy sự sống con người quanh chúng ta lần đầu tiên, tất
cả quanh chúng ta, ở nơi chúng ta, cảm thấy được những đảo lộn cảm giác của nó, sự mạnh mẽ của nó thúc đẩy, sự đòi hỏi của nó trên chúng ta, chúng ta gào lên, chúng ta khóc, chúng ta gào thét. Chúng ta không là gì ngoại trừ sự yếu ớt và đói và sợ, không là gì nhưng là tiếng kêu thét này, tiếng khóc này, sự kêu khẩn này.

Là một trẻ sơ sinh trong bản tính con người, Chúa Giêsu cũng đã biết đến tiếng kêu khóc không lời này. Nhưng bên trong trẻ nhỏ này cũng là một tia sự sống của Thiên Chúa; và một phần của ý thức của hài nhi, một phần của kinh nghiệm bi đát của hài nhi, cũng là Lời kêu lên chống lại xác phàm. Hài nhi Kitô có lẽ đã có một bẩm sinh nguyên sơ là Ngài đã được sinh ra để đi vào cõi chết cũng như đi vào cõi sống, rằng phép lạ nhập thể hàm chứa phép lạ xuất thế, và tiếng kêu khóc vô ngôn của Ngài có lẽ là một sự nếm trải trước về nỗi khốn cùng trong vườn cây dầu, lần đầu tiên Ngài đã xin cất khỏi chén đắng. Và rồi Mẹ Maria đã cho Ngài bú mớm.

Chúng ta kêu khóc lên trong sự mơ hồ và đã được trả lời trong mầu nhiệm. Vào cuối Thánh Lễ, khi họ đặt chiếc màn trắng trên chiếc quan tài và vị linh mục đọc lời chúc lành sau hết, tôi có thể nghe thấy phía sau tôi tiếng đồng thanh thút thít nghẹn ngào của mọi người trong nước mắt, nỗi buồn lớn dần lên và tan biến. Khi vị linh mục đọc đến phần về Sự Phục Sinh, tôi nhìn qua chị tôi, đang mất mát trong nước mắt, đang tan nát, và nghĩ đây là cách mà người phụ nữ trong vườn nho vào buổi sáng Phục Sinh đã khóc, vẫn biết đến chỉ mỗi sự kinh hoàng của sự mất mát của họ. Mặt trời vẫn chưa mọc. Họ vẫn chưa đi đến mồ. Họ không biết một khi họ đi đến đó, một khi họ nhìn vào trong, một khi họ nghe thấy tiếng khóc của họ vọng lại từ bức tường của ngôi mộ trống, thì sự vô ngôn ấy chấm dứt, sự mơ hồ tan biến. Không phải vì Lời đã mặc lại xác phàm. Lần này thì một phép lạ lớn lao hơn đã xảy ra, phép lạ lớn nhất: xác phàm đã trở thành Lời tinh tuyền.

Jeffrey Essmann – Những bài viết của ông được đăng trên The New York Times, The Washington Post, U.S. Catholic, Commonweal, và nhiều tạp chí khác và các tạp chí chuyên về văn chương. Ông hiện sống ở New York.

 

Hoà Bình (Chuyển ngữ từ American Magazine, số ngày 14/03/2016)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube