Kitô giáo tại Iraq có thể biến mất

Kitô giáo sẽ bị suy giảm sự hiện diện của mình tại Iraq – trừ khi có thêm nhiều gia đình được viện trợ để trở về những ngôi làng của họ trên đồng bằng Nineveh, theo một linh mục giúp đỡ họ trở về quê hương.

Linh mục Salar Kajo thuộc Uỷ ban Tái thiết Nineveh (NRC) của Giáo hội, vốn nhằm mục đích xây dựng lại 9 thị trấn và làng mạc Kitô giáo, lo ngại rằng nếu như không thêm có nhiều nỗ lực được thực hiện nhằm cho phép các Kitô hữu bị di tản có thể trở về quê hương xứ sở của mình, thì chẳng bao lâu nữa, họ có thể rời bỏ Iraq.

Theo NRC, 37.031 Kitô hữu đã trở lại trong 12 tháng qua – nhưng linh mục Kajo đã bày tỏ mối quan ngại đối với những người hiện vẫn còn phải di dời ở miền bắc Iraq của người Kurd (khoảng 120.000 Kitô hữu đã bị Daesh (ISIS) đánh đuổi khỏi nhà cửa của họ vào mùa hè năm 2014).

Linh mục Kajo nói: “Ngay lúc này đây chúng ta cần phải tái xây dựng lại tất cả mọi thứ – nếu như chúng ta chần chừ thêm nữa, nhiều gia đình sẽ bỏ đi và Kitô giáo sẽ biến mất khỏi Iraq”.

Theo Đức Tổng Giám Mục Chaldea Bashar Warda, có tới 6.000 gia đình Kitô đã di cư trong bốn năm qua.

Cha Kajo nhấn mạnh: “Tất cả mọi người đều rất cần trở lại các thị trấn và làng mạc của họ” cũng như phần lớn các Kitô hữu trong khu vực “đã trải qua ba năm vừa qua với tư cách là những người tị nạn trong chính đất nước của họ, Iraq”.

Trip to Iraq 2016 December 19 Fr. Salar Soulayman Bodagh (Chaldean priests) on the balcony of the presbytery of the Mar Quryaqus (Qeryaqos) church in Batnaya Mar Quryaqus (Qeryaqos) church in Batnaya There is a church in Batnaya by the name of Mar Quryaqus (Qeryaqos), the patron of the town. It is a big church in the middle of the town on a high area. In 1944 the Mar Qeryaqos Church was built on the ruins of a monastery by the same name believed to have been built early 15th century. A second but smaller church Mart Maryam was built in 1966, while the church of Mar Gewargis was mentioned in an inscription dating 1745. Besides, there is the Monastery of St. Joseph which looks like a big house. It is inhabited by the Order of the Dominican Sisters. It also contains rooms and halls for catechism and a kindergarten. It is run by the religious and teachers of catechism. It is noteworthy that the sub-diocese of Mar Quryaqus belongs to the Chaldean Diocese of Elqosh. There is a shrine in the town called Mart Shmooni which lies in the middle of the towns cemetery. It is visited by people on memorial occasions for prayer, religious canticles on such revered occasions for the villagers. Batnaya is an Assyrian town in northern Iraq located 14 miles north of Mosul and around 3 miles north of Tel Keppe. All of its citizens fled to Iraqi Kurdistan after the ISIS invasion on August 6, 2014. On October 20, 2016, Peshmerga and Assyrian forces drove ISIS out and occupied the town. [2] Etymology The name Batnaya is of Syriac origin derived from either "Beth Tnyay" meaning "The House of Mud" or "Beth Tnaya" meaning "The House of Assiduity." History Batnaya used to be called "Beth Madaye" meaning the "House of the Medes" where it's believed that a group of the Medes who followed the Assyrian monk Oraham (Abraham) settled there around the seventh century. It's also believed that Christianity reached Batnaya around that time. Batnaya was attacked by the army of Nader Shah in 1743 wh

Cha Salar Kajo ở nhà thờ Thánh St Cyriacus, Batnaya

Linh mục Kajo đã ca ngợi các tổ chức dựa trên đức tin vốn đã cung cấp sự hỗ trợ – nhưng đồng thời cũng chỉ trích việc thiếu sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

“Nếu như các Kitô hữu trở về quê hương xứ sở của mình, điều này sẽ chỉ là nhờ sự trợ giúp của các tổ chức như Tổ chức viện trợ các Giáo hội Đau khổ, bởi vì chúng tôi không hề nhận được bất kì sự giúp đỡ nào từ phía các chính phủ”.

Vào năm 2017, Tổ chức viện trợ các Giáo hội Đau khổ đã cung cấp hơn 8,2 triệu bảng cho các dự án ở Iraq, bao gồm hơn 1,7 triệu bảng cho việc tái thiết nhà cửa và các nhà thờ.

Cha Kajo cho biết thêm: “Sau một năm xây dựng lại tất cả mọi thứ, kênh trợ giúp duy nhất đã được thực hiện thông qua Giáo hội”.

Cho đến nay, Hungary là chính phủ duy nhất cung cấp việc trợ giúp.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức như ACN và các chương trình viện trợ của Hungary, NRC đã cải tạo hơn 22% số ngôi nhà mà họ muốn phục hồi.

Cha Kajo cũng cho biết thêm rằng các Kitô hữu trở về đã tha thứ cho những người hàng xóm của mình, những người đã hợp tác với những người theo Hồi giáo, giúp Daesh chiếm giữ, cướp bóc nhà cửa và thiêu hủy các ngôi làng của họ.

Cha Kajo nói: “Điều đầu tiên mà các gia đình này làm khi trở về làng của họ đó là đi thăm những người hàng xóm Hồi giáo của mình, để hỏi thăm về tình hình của họ”.

“Và các Kitô hữu nói với họ rằng họ muốn trở về để sống trong hòa bình và đồng thời phục hồi tinh thần của việc cùng nhau chung sống”.

Thế nhưng cũng có những lo ngại rằng cần phải có các cơ hội việc làm mới trước khi cuộc sống có thể trở lại bình thường.

Cha Kajo cho biết: “Thách thức lớn trong nhiều trường hợp hiện nay đó chính là việc họ tìm công ăn việc làm”.

Vị linh mục đã đến thăm nhiều ngôi làng thuộc vùng đồng bằng Nineveh vào ngày mà quân đội Iraq đánh đuổi tổ chức Daesh ra khỏi nước này.

Cha Kajo cho biết: “Ở Batnaya, nơi đầu tiên mà tôi đến viếng thăm đó là ngôi Thánh đường nơi đây và tôi có thể thấy rằng tất cả mọi thứ đều đã bị phá hủy”.

“Những cuốn Kinh Thánh nằm ngổn ngang trên mặt đất và sách Lễ  vừa mới bị đốt cháy. Trước khi rời khỏi ngôi làng, các chiến binh Daesh đã quyết định tiến hành lục soát các nhà thờ”.

Cha Kajo nhấn mạnh rằng các Kitô hữu đã rất hăng hái để khởi động lại cuộc sống trước kia của họ.

“Chúng tôi muốn trở về để khôi phục nhân phẩm của mình cũng như để làm việc và sinh sống như chúng tôi đã từng như vậy trước khi Daesh xâm chiếm chúng tôi. Đây chính là mảnh đất của chúng tôi, đây chính là bản sắc của chúng tôi”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube