Khoa học và tôn giáo không hề mâu thuẫn nhau

Khoa học và tôn giáo không hề mâu thuẫn nhưng được liên kết qua việc tiếp tục tìm kiếm sự thật trong việc giải mã những bí ẩn của vũ trụ: Các chuyên gia nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới đã cùng nhau quy tụ tại Đài thiên văn Vatican ở Castel Gandolfo để tổ chức hội nghị từ ngày 9/5 đến 12/5 nhằm tìm hiểu về vấn đề khoa học và tôn giáo trong công cuộc tiếp tục tìm kiếm chân lý để có thể hiểu được những bí ẩn của vũ trụ.

HEALTH RESEARCH IOWAHội thảo khoa học với tựa đề “Những lỗ đen vũ trụ, Sóng hấp dẫn và Những điều kì dị về Không gian và Thời gian” là cơ hội cho thấy rằng “Giáo Hội luôn cổ võ khoa học”, Linh mục Dòng Tên Guy Consolmagno – Giám đốc Đài quan sát Vatican, cho biết.

“Chúng tôi hy vọng rằng hội nghị này cũng sẽ là cuộc gặp gỡ của những người có những quan điểm rất khác nhau nhưng lại có mối quan hệ rất thân thiết nảy sinh từ việc cùng chung một mong muốn hiểu được sự thật về vũ trụ và làm thế nào để chúng ta có thể hiểu được sự thật đó”, Linh mục Consolmagno phát biểu với các phóng viên hôm 8/5 vừa qua.

Các chuyên gia nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới đã cùng nhau quy tụ tại Đài thiên văn Vatican ở Castel Gandolfo để tổ chức hội nghị từ ngày 9/5 đến 12/5 nhằm tìm hiểu về vấn đề khoa học và tôn giáo trong công cuộc tiếp tục tìm kiếm chân lý để có thể hiểu được những bí ẩn của vũ trụ, Linh mục Consolmagno nói.

Việc phát hiện ra sự tồn tại của sóng hấp dẫn vào năm 2016, được dự đoán cách đây gần 100 năm trước bởi khoa học gia Albert Einstein trong thuyết tương đối tổng quát của ông, là một trong những chủ đề của những buổi thảo luận. Khám phá này có thể mở ra một chương mới trong việc hiểu rõ những sự kiện thuộc về vũ trụ thể và các vùng lỗ đen trong vũ trụ, điều mà trước đây chỉ có thể được xem như giả thuyết.

Hội nghị cũng sẽ kỷ niệm di sản khoa học của Linh mục George Lemaitre, một trong những cha đẻ của thuyết cho rằng vũ trụ rộng lớn bao lao có thể được bắt nguồn từ một điểm gốc, còn được biết đến với tên gọi là “thuyết Big Bang”.

Theo như lịch sử, như thuyết của Linh mục Lemaitre – Linh mục Consolmagno nói – vị linh mục người Bỉ cũng lưu ý rằng việc tạo thành vũ trụ của Thiên Chúa không chỉ là sự xuất hiện một lần mà còn là một sự kiện “xảy ra một cách liên tục”.

“Nếu chúng ta nhìn vào Thiên Chúa chỉ như là một điều tạo ra thuyết Big Bang, chúng ta sẽ làm suy giảm hình ảnh của Thiên Chúa xuống như một vị thần thiên nhiên, giống như vị thần Jupiter đã tạo ra các tia sét”, Linh mục Consolmagno nói. “Đó không phải là Thiên Chúa mà chúng ta là những người Kitô hữu tin tưởng. Chúng ta phải tin tưởng vào một vị Thiên Chúa là Đấng vô cùng siêu nhiên, và khi đó chúng ta nhận ra Thiên Chúa là Đấng chịu trách nhiệm đối với sự tồn tại của vũ trụ và khoa học của chúng ta cho chúng ta biết Thiên Chúa đã thực hiện điều đó như thế nào”.

Tiến sĩ Alfio Bonanno – một nhà vũ trụ học người Ý tại Viện Vật lý thiên văn Quốc gia – đã phát biểu với các phóng viên rằng hội nghị cũng nhằm mục đích xua tan “huyền thoại” rằng tôn giáo sợ hãi khoa học, bởi vì việc tìm kiếm chân lý “sẽ đưa chúng ta đến với Thiên Chúa”.

“Chúng ta không nên lo sợ. Lo sợ rằng chúng ta không xuất phát từ Thiên Chúa. Thay vào đó, chúng ta nên tìm kiếm sự thật này bởi lẽ sự thật – nếu chúng ta có thái độ khiêm tốn, và cũng là thái độ của Linh mục Lemaitre – chúng ta cũng có thể thay đổi quan niệm định kiến về ý thức hệ của chúng ta”, Linh mục Consolmagno nói.

“Việc tìm kiếm sự thật là điều đã liên kết chúng tôi”, Linh mục Consolmagno cho biết thêm. “Những người trong chúng tôi là những người có tôn giáo sẽ thừa nhận sự thật về sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng quý vị không phải làm cho khoảng cách thần học đó để có được ước muốn có được sự thật”.

“Bước đầu tiên để nhận ra sự thật đó là chúng ta phải chưa có nó”, Linh mục Consolmagno cho biết. Ngài cũng cho biết thêm rằng người ta không thể coi mình là những nhà khoa học tài ba hay những tín đồ  tốt lành “nếu như chúng ta nghĩ rằng công việc của chúng ta đã hoàn tất”.

Liên quan đến Thiết kế thông minh (Intelligent design), Linh mục Consolmagno nói rằng ý định ban đầu của nó như là một cách nhìn vũ trụ để nhận thấy “sáng kiến của một Thiên Chúa tốt lành” đã bị lạm dụng.

“Nếu quý vị muốn nói rằng quý vị có thể dùng sự thiếu hiểu biết khoa học của mình như một cách để có thể chứng minh sự tồn tại của Thiên Chúa, thì đó không phải là một Thiên Chúa mà tôi muốn tin tưởng vòa”, Linh mục Consolmagno nói.

Thiên Chúa – Linh mục Consolmagno tiếp tục – không phải là một điều gì đó xuất hiện sau khi kết thúc nghiên cứu khoa học, mà phải là điểm khởi nguyên của các nghiên cứu ấy. Có như vậy, “chúng ta có thể nhận thấy bàn tay của Thiên Chúa qua việc chúng ta quan sát vũ trụ”.

“Tôi bang khuâng về một Thượng đế có thể được chứng minh bởi khoa học bởi vì tôi biết kiến thức khoa học của tôi đủ để không tin tưởng vào điều đó”, Giám đốc Đài quan sát Vatican cho biết.

Linh mục Consolmagno nói rằng quả là vô cùng quan trọng đối với các nhà khoa học, những người tin tưởng để biến những kiến thức khoa học của họ được những người giáo dân của họ biết đến, đồng thời nhắc nhở họ rằng “khoa học là sáng kiến của các trường đại học thời trung cổ mà Giáo Hội thành lập”.

“Sự logic của khoa học xuất phát từ logic về mặt thần học và nếu như có một sự ganh đua, đó chính là sự ganh đua giữa các anh chị em cùng cha cùng mẹ với nhau”, Linh mục Consolmagno nói. “Chúng ta cần biết rằng đó là một tội ác chống lại khoa học khi nói rằng: “chỉ có những người vô thần mới có thể làm được điều đó bởi vì điều đó sẽ loại bỏ rất nhiều con người tuyệt vời đến từ rất nhiều tôn giáo khác nhau có thể đóng góp rất nhiều cho khoa học”.

Bá Cao (theo America Magazine)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube