Đức Tổng Giám mục Auza: “Việc đàm phán hòa bình kêu gọi ‘nền văn hóa gặp gỡ’ liên quan đến tất cả các bên”

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 31-08-2018 | 15:13:11

Đức Tổng Giám mục Bernadito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở New York, đã phát biểu tại một cuộc tranh luận mở tại Hội đồng Bảo an vào ngày 29 tháng 8 về việc đàm phán và giải quyết các cuộc tranh chấp.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422-3

Việc đàm phán chính thức trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp kêu gọi một “nền văn hóa gặp gỡ” vốn được đặt làm trọng tâm của tất cả mọi hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế của con người, những người có phẩm giá cao quý nhất nhất, và đồng thời tôn trọng công ích chung.

Việc làm trung gian hòa giải hòa bình cần đến những người hòa giải đáng tin cậy và phải bao gồm tất cả các bên vì lợi ích có lợi cho tất cả các bên liên quan, Đức Tổng Giám mục Bernadito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc tại New York, cho biết.

Phát biểu hôm thứ tư tại một cuộc tranh luận mở của Hội đồng Bảo an về việc đàm phán và giải quyết các vụ tranh chấp, nhà ngoại giao Vatican đã rút ra những bài học từ các tiến trình hòa giải trung gian thành công do Tòa Thánh làm trung gian trong các cuộc tranh chấp giữa Argentina và Chile, tại Mozambique và gần đây tại Colombia.

“Con đường dẫn đến hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau càng đòi hỏi nhiều, thì chúng ta càng phải nỗ lực để thừa nhận lẫn nhau, để chữa lành những vết thương, xây dựng những cầu nối, củng cố các mối quan hệ và đồng thời hỗ trợ lẫn nhau”, Đức Tổng Giám mục Auza trích dẫn những lời của ĐTC Phanxicô, và đồng thời nhấn mạnh rằng nền văn hóa của sự gặp gỡ, liên quan đến việc tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, phải là trọng tâm không chỉ trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp mà còn trong cuộc sống hàng ngày.

Phẩm giá con người và Công ích chung

Phát biểu về tiến trình hòa bình của Colombia, Đức Tổng Giám mục Auza cho biết rằng việc giải quyết xung đột phải được dựa trên việc tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người công lợi ích chung. Quả là không thể, Đức TGM Auza nói, tìm cách thoát khỏi tình huống vốn tạo ra bạo lực mà không có nguyên tắc công nhận này và không có sự phục hồi nhân phẩm của những người phải chịu đau khổ trong các cuộc xung đột.

Các hòa giải viên đáng tin cậy

Và để cho tiến trình hòa giải này được công bằng và vô tư, phải có những người trung gian đáng tin cậy, những người công bình, không ích kỷ và kiên trì, trong đó các bên xung đột có thể tin tưởng lẫn nhau. Họ có thể cùng nhau nỗ lực làm việc vì công ích chung nhằm đạt được một lợi ích cùng có lợi cho tất cả các bên liên quan.

Một bài học cơ bản khác có thể rút ra từ nỗ lực hòa giải của Giáo hội Công giáo đó chính là tất cả các bên, chứ không chỉ riêng các nhà lãnh đạo, phải tham gia, kể cả những người đã phải cam chịu. Việc đàm phán, Đức TGM Auza nói, liên quan đến việc lắng nghe và trở nên gần gũi với các nạn nhân của những bất công và bạo lực trong các cuộc xung đột.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube