Đức Thượng Phụ Giêrusalem: Lễ Phục sinh là 'sự khởi đầu mới hướng đến sự sống' sau bóng tối của đại dịch

TERRA_SANTA_-_patriarca_pasquaok

Giêrusalem (AsiaNews) – Giáo hội tại Thánh địa đã trải nghiệm “một sự khởi đầu mới: tất nhiên, các biện pháp phòng ngừa cần phải được thực hiện, và chúng tôi vẫn chưa phải là những đám đông như trong quá khứ, nhưng chúng tôi đang trải nghiệm một cuộc sống dần dần trở lại” hậu đại dịch.

Trên đây là điều mà Đức Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa thuộc Giáo hội Công giáo nghi lễ Latinh Giêrusalem phát biểu với AsiaNews, tường thuật lại cuộc rước lên Núi Ôliu và Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá hôm 28/3 vừa qua với sự hiện diện của các nhóm tín hữu, sau các đợt giãn cách xã hội và các buổi cử hành phụng vụ được cử hành trực tuyến trong những tháng qua.

TERRA_SANTA_-_patriarca_pasqua1

TERRA_SANTA_-_patriarca_pasqua2

TERRA_SANTA_-_patriarca_pasqua3

Đức Thượng phụ Pizzaballa tiếp tục: “Có một bầu khí đầy hào hứng, chúng tôi không mong đợi tất cả những người này. Có ít nhất 1500 người, một số cho biết là có đến 3 nghìn người và đây quả là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự cần thiết phải trở lại trạng thái bình thường, để gặp gỡ và trở lại với cuộc sống đời thực”.

Để đón chờ các hoạt động kỷ niệm Tuần Thánh và Lễ Phục sinh, hy vọng là sẽ tiếp tục có các cuộc tụ họp công khai, mặc dù, Đức Thượng phụ Pizzaballa giải thích, “trong Giáo phận của chúng tôi, chúng tôi có những thực tế rất khác nhau: Palestine và Jordan hiện vẫn đang trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt vì đại dịch Covid -19 đang tấn công, trong khi các khu vực khác như Israel và Giêrusalem, nơi chúng tôi đang đang dần quay trở lại cuộc sống bình thường. Tôi muôn nghĩ đến Giêrusalem – Đức Thượng phụ Pizzaballa cho biết thêm – như thành phố mở ra những con đường … cuộc khổ nạn đã diễn ra và chúng tôi đang chờ đợi sự phục sinh”.

Sau nhiều tháng trời tham dự các buổi cử hành trực tuyến, thực hiện giãn cách xã hội và sự sợ hãi do coronavirus chủng mới tạo ra, “mọi người cảm thấy cần phải cùng nhau cầu nguyện và tự nhận thấy mình như là một cộng đồng. Ngay cả ở đây tại Thánh Địa – Đức Thượng Phụ Pizzaballa giải thích – đại dịch đã ảnh hưởng một cách hết sức nặng nề, với rất nhiều cảnh tang thương chết chóc và những tổn thương xã hội. Điều này khiến chúng ta ngước nhìn lên và hiểu rằng chúng ta cần Thiên Chúa. Sự tồn tại của chúng ta chắc chắn không chỉ dựa vào sức khỏe của cơ thể và, mặc dù vắc-xin là điều thiết yếu và phải được thực hiện, tôi nghĩ rằng thật sai lầm khi liên kết điều đó với từ cứu rỗi như đã từng nghĩ như vậy. Sự cứu rỗi đích thực là một điều gì đó khác”.

Trong số các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch là du lịch tâm linh, các cuộc hành hương và các trường học. Đây là hai yếu tố có tầm quan trọng nền tảng đối với đời sống của Giáo hội trong khu vực và đối với các Kitô hữu. “Vào cuối năm nay – Đức Thượng Phụ Pizzaballa nhấn mạnh – chúng ta sẽ chứng kiến sự phục hồi, nhưng nó sẽ mang tính tiệm tiến bởi vì nó dựa trên các thỏa thuận liên quan đến tính hiệu lực của vắc-xin, dựa trên hộ chiếu xanh. Và kế đến, sẽ vẫn còn sự lo ngại đối với việc đi du lịch, chi phí sẽ cao hơn, nhưng đồng thời tôi tin rằng từng chút một những tình huống này sẽ tự được tháo gỡ”.

Thảm kịch khác do đại dịch gây ra, ngoài những cảnh chết chóc, Đức Thượng Phụ Pizzaballa tiếp tục, “đó là các trường học: trên thực tế, học sinh của chúng tôi đã phải mất hai năm học và việc học từ xa được thực hiện vào một thời điểm nhất định. Và sau đó là những hậu quả về mặt kinh tế, bởi vì trẻ em không được đi học và gia đình không thể chi trả học phí, nhưng lương của giáo viên phải được trả trong mọi trường hợp. Tất cả điều này đã tạo ra những tình huống vô cùng nghiêm trọng, vốn đã có thể nhìn thấy trước khi đại dịch xảy ra nhưng tình trạng khẩn cấp về y tế đã ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Giữa bối cảnh của sự hỗn loạn hiện vẫn chưa kết thúc này, tôi hy vọng rằng vào cuối năm nay chúng ta có thể có được những ý tưởng rõ ràng hơn cho tương lai”.

Đức Thượng Phụ Pizzaballa, sinh tại tỉnh Bergamo (Ý) vào ngày 21 tháng 4 năm 1965, theo học tại Bologna, nơi ngài được truyền chức Phó tế vào ngày 27 tháng 1 năm 1990 và được thụ phong Linh mục vào ngày 15 tháng 9 cùng năm. Linh mục Pizzaballa đã phục vụ tại Thánh địa kể từ năm 1999; vào tháng 5 năm 2004, ngài được bầu làm Quản thủ Thánh địa, và vào ngày 22 tháng 3 năm 2010, ngài tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai trong vai trò này. Năm 2013, ngài được bổ nhiệm thêm 3 năm nữa kết thúc sứ vụ này vào tháng 4 năm 2016. Vài tuần sau, vào ngày 24 tháng 6, Linh mục Pizzaballa được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa, vị tiền nhiệm của ngài đã đến tuổi nghỉ hưu, sau đó ngài được bầu làm Thượng phụ Giêrusalem vào ngày 24 tháng 10 năm 2020.

Đức Thượng Phụ Pizzaballa cũng đã dành suy nghĩ về chuyến Tông du gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq và những tác động có thể xảy ra đối với Thánh địa cũng như cuộc đối thoại với thế giới Do Thái, ngoài Hồi giáo. “Thánh địa là nơi ít đất mà lại nhiều sỏi đá. Cần phải nói rằng đó quả là một hành trình đầy can đảm, vốn không thay đổi cuộc sống cụ thể của Iraq nhưng thay đổi mọi thứ trong thái độ và các mối tương quan. Không có những tác động tức thì ở đây, nhưng đã có sự khẳng định – Đức Thượng Phụ Pizzaballa nhấn mạnh – về đường hướng của Đức Thánh Cha Phanxicô: chúng tôi vẫn đang ở giữa sự hỗn loạn này, vốn hiện vẫn chưa kết thúc, tôi hy vọng rằng vào cuối năm nay chúng tôi sẽ có thể có được lý tưởng rõ ràng hơn cho tương lai”. Một tương lai không thể bỏ qua sự tham gia của thế giới Do Thái, sau khi tiếp nhận Hồi giáo Dòng Sunni của Đại học al-Azhar và những người Hồi giáo Dòng Shiite có liên hệ với Najaf và Đại giáo sĩ al-Sistani.

“Khía cạnh này hiện vẫn còn thiếu sót – Đức Thượng Phụ Pizzaballa nhận xét – nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là nó không thể được thực hiện. Chúng ta nên tránh thực hiện các cử chỉ chỉ để thực hiện chúng. Chúng ta phải thực hiện những cử chỉ đúng đắn. Giờ đây, những vết thương tại Trung Đông ngày càng mang tính chất bè phái này đã hằn sâu, vì vậy việc giả vờ thay đổi mọi thứ để tiến tới hòa bình và yêu thương nhau sẽ là điều hết sức ngây ngô, và không thể tưởng tượng được. Chúng ta không thể nói về tình huynh đệ bằng cách loại trừ ai đó, bởi vì tất cả mọi người đều quan trọng, nhưng mỗi người đều phải tiến về phía trước với tốc độ của riêng mình. Rốt cuộc, cũng có một sự mong manh rõ ràng trong đời sống chính trị và xã hội “như đã được xác nhận bởi các cuộc bầu cử chính trị gần đây ở Israel: “Thật khó – Đức Thượng Phụ Pizzaballa kết luận – để tìm ra một sự tổng hợp, một thỏa thuận, một lợi ích chung lớn hơn thay vì những lợi ích cá nhân, chặng đường vẫn còn dài phía trước”.

Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube