Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong giờ Kinh chiều đại kết: ‘Sự hiệp nhất Kitô giáo phải bắt nguồn từ việc cầu nguyện’

Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự giờ Kinh chiều đại kết tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại thành ở Rôma nhân dịp Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại, ngày 25 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự giờ Kinh chiều đại kết tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại thành ở Rôma nhân dịp Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại, ngày 25 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

Đánh dấu sự kết thúc của Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự giờ Kinh chiều trọng thể đại kết tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma vào hôm thứ Năm.

Tham dự giờ Kinh chiều có Đức Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby; Đức Tổng Giám mục Polycarp của Ý, đại diện cho Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople; và đại diện từ một số Giáo hội và phong trào đại kết khác, cũng như các thành viên của Giáo triều Rôma và giáo dân.

Đức Tổng Giám mục Polycarp của Ý, đại diện cho Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople, và Đức Hồng Y Kurt Koch, Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ Sự Hiệp nhất Kitô giáo của Vatican, tham giờ Kinh chiều thứ hai đại kết tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại thành ở Rôma nhân dịp Lễ Thánh Phaolô Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại, ngày 25 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

Đức Tổng Giám mục Polycarp của Ý, đại diện cho Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople, và Đức Hồng Y Kurt Koch, Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ Sự Hiệp nhất Kitô giáo của Vatican, tham giờ Kinh chiều đại kết thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại thành ở Rôma nhân dịp Lễ Thánh Phaolô Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại, ngày 25 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

Khoảng 2.500 tín hữu đã ngồi chật kín ngôi Vương Cung Thánh Đường để tham dự giờ Kinh chiều trọng thể nhân dịp Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại. Giờ Kinh chiều đã được EWTN phát trực tiếp.

Trong giờ Kinh chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giảng về Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu và mẫu gương của Thánh Phaolô trong việc để cho tình yêu của Thiên Chúa biến đổi ý chí con người và hướng tới sự hiệp nhất Kitô giáo.

“Những người không làm điều tốt lành, tỏ ra nhẫn tâm, là thầy Tư tế và thầy Lê-vi, những người quan tâm đến việc tôn trọng truyền thống tôn giáo của họ hơn là đến giúp đỡ người đau khổ”, Đức Thánh Cha nói.

“Người thể hiện ý nghĩa của việc trở thành ‘người thân cận’ lại là một kẻ ngoại giáo, một người Samari. Người Samari này đến gần, cảm thương, cúi xuống và nhẹ nhàng chạm vào vết thương của người anh em đó. Người Samari này quan tâm đến người đàn ông đau khổ, bất chấp quá khứ và những thất bại của anh ấy, và anh ấy hoàn toàn phục vụ anh ấy”.

Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby chào các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác tại giờ Kinh chiều đại kết thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma nhân dịp Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại, ngày 25 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby chào các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác tại giờ Kinh chiều đại kết thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma nhân dịp Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại, ngày 25 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

“Mọi nỗ lực nhằm đạt được sự hiệp nhất trọn vẹn đều được kêu gọi đi theo cùng một lộ trình như Thánh Phaolô, tập trung các ý tưởng của chúng ta để lắng nghe tiếng Chúa và cho Người không gian để nắm quyền chủ động”, Đức Thánh Cha tiếp tục. “Chỉ có tình yêu trở thành sự phục vụ nhưng không, chỉ có tình yêu mà Chúa Giêsu truyền dạy và thể hiện, mới mang các Kitô hữu ly tán đến gần nhau hơn. Chỉ có tình yêu đó, không quay lại quá khứ để tránh xa hay buộc tội, chỉ có tình yêu nhân danh Thiên Chúa đặt anh chị em của chúng ta trước sự bảo vệ sắt đá của các cơ cấu tôn giáo của chúng ta, mới hiệp nhất chúng ta”.

“Mỗi người được rửa tội đều là một thành viên của thân thể duy nhất của Chúa Kitô; hơn thế nữa, mọi người trên thế giới này đều là anh chị em của tôi, và tất cả chúng ta cùng nhau tạo nên ‘bản giao hưởng của nhân loại’ mà Chúa Kitô là con đầu lòng và là Đấng Cứu Chuộc”, Đức Thánh Cha cho biết thêm.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến công việc của Cha Paul Couturier, một Linh mục và là nhà lãnh đạo đại kết của thế kỷ 20, người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự giờ Kinh chiều đại kết thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại thành ở Rôma nhân dịp Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại, ngày 25 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự giờ Kinh chiều đại kết thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại thành ở Rôma nhân dịp Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại, ngày 25 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Daniel Ibañez/CNA)

Theo gương Cha Couturier, Đức Thánh Cha nói rằng lời cầu nguyện phải giữ một vị trí ưu việt trong nỗ lực khôi phục sự hiệp nhất trong Giáo hội Kitô giáo.

Đức Thánh Cha đã trích dẫn Công đồng Vatican II rằng: “Họ càng kết hợp chặt chẽ với Chúa Cha, Ngôi Lời và Chúa Thánh Thần, họ càng có thể phát triển trong tình yêu thương lẫn nhau một cách sâu sắc và dễ dàng hơn”.

“Khi chúng ta cùng nhau cầu nguyện”, Đức Thánh Cha tiếp tục, “chớ gì chúng ta thừa nhận, mỗi người chúng ta bắt đầu từ chính mình, nhu cầu hoán cải, để Thiên Chúa biến đổi tâm hồn chúng ta. Đây là con đường trước mắt chúng ta: cùng nhau đồng hành và cùng nhau phục vụ, dành ưu tiên cho việc cầu nguyện. Vì khi các Kitô hữu lớn lên trong việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ người lân cận, họ cũng lớn lên trong sự hiểu biết lẫn nhau. Cầu nguyện cho sự hiệp nhất là trách nhiệm chính trong cuộc hành trình cùng nhau của chúng ta”.

Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác cầu nguyện tại phần mộ Thánh Phaolô trong giờ Kinh chiều đại kết thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại thành ở Rôma nhân dịp Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại, ngày 25 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác cầu nguyện tại phần mộ Thánh Phaolô trong giờ Kinh chiều đại kết thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại thành ở Rôma nhân dịp Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại, ngày 25 tháng 1 năm 2024 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Tổng Giám mục Welby cũng đã có bài phát biểu trong buổi lễ, trong đó ngài nói rằng “sự thù hận, sự tức giận của chúng ta đã giam cầm chúng ta. Sự ganh đua, thù ghét anh chị em của chúng ta, cắt đứt chúng ta khỏi sự tự do mà Thiên Chúa ban cho Giáo hội của Người. Đó là sự tự do có thể đến bất cứ lúc nào. Chỉ cần chúng ta tuân theo lệnh truyền của Chúa Giêsu là yêu thương nhau, rửa chân cho nhau”.

“Giáo hội của Chúa Kitô được mời gọi để được tự do vì yêu mến Thiên Chúa, yêu thương nhau, và việc đón nhận món quà tự do có thể trở thành một bệnh viện, một niềm hy vọng, một nơi chữa lành cho những ai đang đau khổ vì tội lỗi trong thế giới ngày nay”, Đức Tổng Giám mục Welby tiếp tục. “Trong ngày Lễ Thánh Phaolô Tông đồ Trở lại này, chúng ta hãy nhận ra rằng ngài đã được giải thoát từ xiềng xích của sự hận thù sang nghị lực và tình yêu đi kèm với sự tự do”.

Đức Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 25 tháng 1 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 25 tháng 1 năm 2024, tại Vatican (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Giờ Kinh chiều là một phần của Phụng vụ Các Giờ kinh và bao gồm các lời cầu nguyện, các bài đọc Kinh Thánh và các bài thánh ca.

Đức Tổng Giám mục Welby và nhiều nhà lãnh đạo khác trong Giáo hội Anh quốc cũng như các đại diện đại kết từ nhiều Giáo hội khác nhau đã đến Rôma trong tuần này để tham dự sự kiện “Cùng nhau phát triển”, một hội nghị thượng đỉnh kéo dài một tuần lễ về các cuộc thảo luận đại kết trùng với Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo, diễn ra từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 1.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube