Đức Phanxicô: ‘Đạo đức trí tuệ nhân tạo phải bảo vệ lợi ích của gia đình nhân loại’

Đức Thánh Cha gặp gỡ các tham dự viên tham gia cuộc gặp gỡ 'Lời kêu gọi Rôma', được tổ chức bởi Học viện Giáo hoàng về Sự sống và Quỹ Renaissance Foundation (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha gặp gỡ các tham dự viên tham gia cuộc gặp gỡ ‘Lời kêu gọi Rôma’, được tổ chức bởi Học viện Giáo hoàng về Sự sống và Quỹ Renaissance Foundation (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến những người ký kết ‘Lời kêu gọi Rôma về Đạo đức Trí tuệ nhân tạo (AI)’, được thúc đẩy bởi Học viện Giáo hoàng về Sự sống và Quỹ Renaissance Foundation, hoan nghênh những nỗ lực của họ nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình nhân loại, thúc đẩy đạo đức chung và tinh thần huynh đệ giữa tất cả mọi người, đồng thời cảnh giác chống lại việc lạm dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo.

Trong khi cảnh báo chống lại việc lạm dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích sử dụng những công cụ này theo cách thức bảo vệ gia đình nhân loại và thúc đẩy công ích.

Tiếp kiến những người ký kết ‘Lời kêu gọi Rôma về Đạo đức AI’ tại Vatican vào sáng hôm thứ Ba ngày 10 tháng 1, Đức Thánh Cha đã cảm ơn Học viện Giáo hoàng về Sự sống và Quỹ Renaissance Foundation vì cam kết của họ trong việc thúc đẩy, thông qua sáng kiến Lời kêu gọi Rôma, “một nền đạo đức chung liên quan đến những thách thức lớn đang chờ đón phía trước đối với trí tuệ nhân tạo”.

Lời kêu gọi về Đạo đức AI

Lời kêu gọi về Đạo đức AI là một tài liệu đã được ký kết bởi Học viện Giáo hoàng về Sự sống, Microsoft, IBM, FAO và Bộ Đổi mới sáng tạo, một cơ quan của chính phủ Ý, tại Rôma vào ngày 28 tháng 2 năm 2020 nhằm thúc đẩy một cách tiếp cận đạo đức đối với trí tuệ nhân tạo.

Ý tưởng đằng sau đó là thúc đẩy tinh thần trách nhiệm chung giữa các tổ chức quốc tế, các chính phủ, tổ chức và khu vực tư nhân nhằm nỗ lực tạo ra một tương lai trong đó sự đổi mới kỹ thuật số và tiến bộ công nghệ trao cho nhân loại vị trí trung tâm.

Đề cập đến “thuật toán-đạo đức (algor-ethic) mới, các bên ký kết cam kết yêu cầu “việc triển khai trí tuệ nhân tạo phục vụ tất cả mọi người và toàn thể nhân loại; tôn trọng phẩm giá của con người, để mọi cá nhân đều có thể hưởng lợi từ những tiến bộ của công nghệ; và điều đó không có mục tiêu duy nhất là lợi nhuận lớn hơn hoặc sự thay thế dần dần con người tại nơi làm việc”.

Đạo đức chung và Tinh thần huynh đệ

Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 11 tháng 1, Đức Thánh Cha đã cảm ơn các tham dự viên và đồng thời bày tỏ sự vui mừng khi thấy sự tham gia của những gương mặt mới của các phái đoàn Do Thái và Hồi giáo.

“Sự thích hợp của quý vị trong việc thúc đẩy một nền văn hóa vốn đặt công nghệ này phục vụ thiện ích chung của tất cả mọi người và chăm sóc ngôi nhà chung là tấm gương cho nhiều người khác”.

“Tinh thần huynh đệ giữa tất cả mọi người là điều kiện cho việc phát triển công nghệ nhằm phục vụ công lý và hòa bình ở khắp mọi nơi”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh.

Sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trí tuệ nhân tạo

Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng trí tuệ nhân tạo ngày càng hiện diện trong mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức thế giới và bản thân, đồng thời khuyến khích họ tiếp tục nỗ lực này.

Đức Thánh Cha khuyến khích thuật toán-đạo đức, nghĩa là sự phản ánh đạo đức về việc sử dụng thuật toán, ngày càng hiện diện không chỉ trong cuộc tranh luận công khai mà còn trong việc phát triển các giải pháp kỹ thuật”.

“Trên thực tế, mọi người phải được thừa hưởng sự phát triển có tính nhân văn và hỗ trợ, không ai bị loại trừ”.

Cần phải thận trọng

“Do đó, chúng ta phải thận trọng và nỗ lực làm việc để đảm bảo rằng việc sử dụng phân biệt đối xử các công cụ này không bắt nguồn từ cái giá phải trả là những người mong manh và bị loại trừ nhất”.

“Chúng ta hãy luôn nhớ rằng”, Đức Thánh Cha nói, “cách chúng ta đối xử với những người rốt hết và thấp kém nhất trong số anh chị em của chúng ta cho chúng ta biết giá trị mà chúng ta nhận ra ở con người”.

Lời kêu gọi Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý, “có thể là một công cụ hữu ích cho cuộc đối thoại chung giữa tất cả mọi người, nhằm thúc đẩy sự phát triển có tính nhân văn của các công nghệ mới”.

Lợi ích của gia đình nhân loại

“Tôi bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với sự quảng đại và năng động mà quý vị đã cam kết, và tôi mời gọi quý vị tiếp tục với sự táo bạo và sáng suốt, nhằm tìm kiếm những cách thức sẽ dẫn đến sự tham gia rộng rãi hơn bao giờ hết của tất cả những ai bận tâm đến lợi ích của gia đình nhân loại”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nguyện xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn phúc lành xuống trên họ và đồng thời cũng xin họ cầu nguyện cho ngài.

“Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria trợ giúp anh chị em, và tôi ưu ái ban phép lành cho anh chị em”.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube