Đức Hồng Y Filoni gợi ý về khả năng tái xem xét về giải pháp hai nhà nước ở Trung Đông

Đức Tổng Giám mục  Fernando Filoni người Ý, nguyên Tổng Trưởng Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc, bước đi cùng Đội cận vệ Thụy Sĩ tại Vatican năm 2009. (Ảnh: CNS photo/Danilo Schiavella, pool via Reuters)

Đức Tổng Giám mục Fernando Filoni người Ý, nguyên Tổng Trưởng Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc, bước đi cùng Đội cận vệ Thụy Sĩ tại Vatican năm 2009. (Ảnh: CNS photo/Danilo Schiavella, pool via Reuters)

Một Hồng y hàng đầu và nhà ngoại giao hàng đầu của Đức Thánh Cha đã nói rằng giữa cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza, hòa bình ở Thánh địa đòi hỏi một sự thay đổi não trạng trong đó cả hai bên công nhận và tôn trọng quyền tồn tại của nhau, bất kể có một hay hai quốc gia.

“Tôi không biết liệu hai quốc gia có tốt hơn một hay không”, Đức Hồng Y Fernando Filoni, một nhà ngoại giao kỳ cựu và hiện là Đại Thống lĩnh Dòng Hiệp sĩ Mộ Thánh Giêrusalem, cho biết.

Khi được hỏi liệu giải pháp hai nhà nước có còn là một lựa chọn khả thi hay không, Đức Hồng Y Filoni nói: “Tôi không thể nói”, và đồng thời cũng cho biết thêm rằng việc dự đoán kết quả tiềm tàng của một giải pháp như vậy là rất khó, bởi vì “chúng là hai thực tế tồn tại trong cùng một lãnh thổ”.

Vatican từ lâu đã nhấn mạnh giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel/Palestine, một quan điểm gần đây đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tái khẳng định trong một cuộc phỏng vấn với một cơ quan truyền thông Ý. Nhận xét của Đức Hồng Y Filoni thể hiện một trong những gợi ý trước hết rằng ít nhất một số người ở Vatican có thể đang tái xem xét lập trường đó.

Đức Hồng Y Filoni cho biết điều quan trọng nhất, theo quan điểm của ngài, là phải tôn trọng “quyền của mỗi người”, nghĩa là cả người Israel lẫn người Palestine, “không có công dân hạng nhất, hạng hai, hạng ba”.

Phát biểu với các nhà báo tại hội nghị bàn tròn truyền thông vào tuần trước, Đức Hồng Y Filoni nói rằng đó là nguyên tắc cơ bản: “Bạn không thể có hòa bình nếu không có công lý”.

“Một nền hòa bình không tạo ra các cuộc chiến tranh mới, sự hận thù mới, bạo lực mới”, Đức Hồng Y Filoni nói, đồng thời lưu ý rằng Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vì người dân ở Đức tin rằng họ là nạn nhân của sự bất công.

“Tôi không đánh giá liệu điều đó có đúng hay không, nhưng nó là như vậy. Kế đến, ở những nơi khác trên thế giới, điều tương tự cũng xảy ra. Khi một dân tộc, một nhóm, một thực tại, cảm thấy rằng họ là nạn nhân của sự bất công, nếu họ không được lắng nghe, thì sự hận thù sẽ nảy sinh và lớn lên, đến một thời điểm nào đó, trở nên bạo lực”, Đức Hồng Y Filoni nói.

Cựu Sứ thần tại Iraq và Jordan từ 2001-2006, Đức Hồng Y Filoni từng giữ chức vụ Phụ tá Phủ Quốc Vụ Khanh Vatican, một vị trí gần giống với Chánh văn phòng của Đức Giáo hoàng, từ 2007-2011, khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc, một chức vụ mà ngài nắm giữ cho đến khi được bổ nhiệm làm Đại Thống lĩnh Dòng Hiệp sĩ Mộ Thánh Giêrusalem vào năm 2019.

Khi nói đến Thánh địa, Đức Hồng Y Filoni nói rằng theo quan điểm của ngài, sự chia rẽ hiện nay xuất phát từ sự thiếu khoan dung và tôn trọng các quyền cơ bản về phía cả hai bên.

“Bạn không thể phủ nhận quyền tồn tại của người Palestine và bạn không thể phủ nhận quyền tồn tại của người Israel, cả hai dân tộc, trong hòa bình. Bạn không thể nói rằng chúng tôi muốn hủy diệt Israel, điều này luôn tạo ra bạo lực mới. Cũng như bạn không thể nói, chúng tôi muốn tiêu diệt người Palestine, bạn không thể nói điều này”, Đức Hồng Y Filoni nói.

Đề cập đến các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, Đức Hồng Y Filoni cho biết người Palestine tin rằng đất đai của họ đã bị chiếm đóng một cách bất hợp pháp và “điều này quả không bình thường, đây là một hành động bạo lực”.

Hòa bình, Đức Hồng Y Filoni nói, “không phải là sự cân bằng giữa bên này và bên kia, mà là để nói rằng những yếu tố này, những hành động bạo lực này, tạo ra những tình huống xung đột trở thành chiến tranh”.

“Chúng tôi vẫn giữ nguyên tắc rằng hòa bình có thể đạt được nếu được thực hiện một cách công bằng và công nhận quyền của mọi người”, Đức Hồng Y Filoni nói.

Về cách thoát khỏi tranh chấp khu vực lâu đời giữa Israel và Palestine, Đức Hồng Y Filoni cho biết bất kể đề xuất nào được coi là tốt nhất, “các bạn phải ngồi vào bàn đàm phán và thảo luận về nó, nhưng quyền tồn tại phải được tất cả mọi người đảm bảo”.

“Từng chút trống rỗng, những hận thù, những căng thẳng này phải được xóa bỏ, nếu không chúng sẽ trở nên gần như tự nhiên và dần dần chúng lớn lên và rồi bùng phát”, Đức Hồng Y Filoni nói, và đồng thời bày tỏ sự xác quyết rằng hòa bình vẫn có thể đạt được, nhưng “chúng ta phải khao khát nó, chúng ta phải nỗ lực vì điều này”.

Tuy nhiên, trước hết, Đức Hồng Y Filoni nói, “Chúng ta không nên tiếp tục gây ra những bất công, nếu không sẽ không đạt được hòa bình”.

Đức Hồng Y Filoni cũng nói về công việc được thực hiện bởi Dòng Hiệp sĩ Mộ Thánh Giêrusalem, bao gồm khoảng 30.000 hiệp sĩ và phu nhân từ khắp nơi trên thế giới. Nó thu hút khoảng 1.000 thành viên mới hàng năm và tận tâm cung cấp hỗ trợ tài chính cho Giáo hội tại Thánh địa.

Đức Hồng Y Filoni cho biết hầu hết sự hỗ trợ bởi Dòng Hiệp sĩ Mộ Thánh được gửi trực tiếp đến Tòa Thượng phụ nghi lễ Latinh ở Giêrusalem và phân phối cho các dự án và những người dân đang cần được trợ giúp nhất.

Một nguồn tài trợ chính, ngoài sự đóng góp của các thành viên cá nhân, là lâu đài Palazzo della Rovere nổi tiếng của Dòng Hiệp sĩ Mộ Thánh dọc theo Via della Conciliazione, con đường chính dẫn đến dãy cột của Bernini ở Quảng trường Thánh Peter, vốn sắp được chuyển đổi vào một khách sạn Four Seasons sang trọng.

Đức Hồng Y Filoni cho biết khoảng 10% số tiền mà Dòng thu được từ những nguồn này và các nguồn khác được sử dụng để trang trải chi phí hành chính để điều hành Dòng, và khoảng 90%, “nếu không muốn nói là nhiều hơn”, được gửi trực tiếp đến Tòa Thượng Phụ Latinh. cho biết khoảng 10% số tiền mà dòng thu được từ những nguồn này và các nguồn khác được sử dụng để trang trải chi phí hành chính để điều hành dòng, và khoảng 90%, “nếu không muốn nói là nhiều hơn”, được gửi trực tiếp đến Tòa Thượng Phụ Latinh.

Xét về vai trò của Dòng Hiệp sĩ Mộ Thánh trong việc thúc đẩy hòa bình trong bối cảnh xung đột đang diễn ra, nổ ra sau khi Israel trả đũa cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 của Hamas khiến khoảng 1.200 người Israel thiệt mạng và hơn 200 người khác bị bắt làm con tin, Đức Hồng Y Filoni cho biết nó phụ thuộc vào hành động hàng ngày.

“Chúng tôi không phải là những nhà kiến tạo hòa bình ở Thánh địa, chúng tôi là những người thợ nhỏ bé, chúng tôi hoàn thành vai trò của mình và cố gắng làm tốt những gì có thể, nếu không sẽ không ai khác làm điều đó”, Đức Hồng Y Filoni nói, đồng thời cho biết rằng các thành viên có nhiệm vụ thúc đẩy công lý và tình yêu thương thông qua công việc của họ.

Một trong những cách thức chính yếu để thúc đẩy hòa bình là thông qua giáo dục, Đức Hồng Y Filoni nói, đồng thời lưu ý rằng Dòng Hiệp sĩ Mộ Thánh tài trợ cho các trường học ở Thánh địa, nơi có khoảng 20.000 sinh viên, khoảng một nửa trong số đó là người Hồi giáo, đang theo học.

“Chúng tôi có thể dạy hòa bình từ sơ đẳng cho những người trẻ tuổi”, Đức Hồng Y Filoni nói, đồng thời cho biết rằng “nếu chúng ta tạo ra một môi trường yên tĩnh, tôn trọng, nơi chúng tôi dạy về hòa bình, sự tôn trọng lẫn nhau và nhân quyền thì chúng tôi đang thúc đẩy hòa bình” cho cả học sinh lẫn cha mẹ của họ.

Đức Hồng Y Filoni cho biết các quốc gia xung quanh như Jordan cũng có vai trò trong cuộc xung đột hiện nay ở Gaza và các liên minh khu vực lâu đời có thể giúp xoa dịu tình hình cho những người phải gánh chịu bạo lực.

Để đạt được mục tiêu này, Đức Hồng Y Filoni lưu ý rằng Jordan điều hành một bệnh viện ở Gaza vẫn đang hoạt động trong bối cảnh chiến tranh hiện nay và Cha sở của Gaza đã đưa người dân đến đó để điều trị.

Đức Hồng Y Filoni lưu ý rằng ở một số khu vực của Thánh địa, nơi giao nhau của các dân tộc khác nhau sống trong hòa bình, trong khi ở những nơi khác lại xảy ra xung đột. Ngài cũng lưu ý rằng vẫn còn nhiều nơi mà các Kitô hữu là thiểu số và phải đối mặt với sự thù địch, bị buộc phải đóng thuế để sống trong lãnh thổ Hồi giáo hoặc phải chịu đựng sự phân biệt đối xử về mặt pháp lý và xã hội, cùng những vấn đề khác.

“Về mặt văn hóa, điều này tồn tại. Vì vậy, nếu chúng ta xóa bỏ khái niệm ai là hạng nhất, hạng hai, ai là người có quyền thiêng liêng thì “hòa bình sẽ dễ dàng hơn”, Đức Hồng Y Filoni nói.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần đạt được, Đức Hồng Y Filoni nói, là sự chung sống, “luôn luôn có quyền được sống với công lý và sự công nhận quyền của mọi người, bởi vì nếu thiếu điều này, dù là 2 hay 3 quốc gia, các vấn đề sẽ tồn tại”.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube