ĐTC Phanxicô tiếp kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Giêrusalem, người tị nạn, nhân quyền và tình hình của người Công giáo

Việc thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, việc tiếp nhận những người tị nạn cũng như những điều kiện của người Công giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ chính là một trong số những vấn đề được đề cập trong cuộc đàm luận giữa ĐTC Phanxicô và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

9701a047da6aee00a1db9645fe4bd165-RzyCM8U8V3YNGxkCWKu9Z8M-1024x576@LaStampa.it-kVpH-U11012247049456pWE-1024x576@LaStampa.it

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip và Đức Thánh Cha Phanxicô

Cuộc đàm luận giữa ĐTC Phanxicô và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan – người đã đến Rome để thỏa luận với Đức Thánh Cha về vấn đề Giêrusalem sau quyết định của Tổng thống Donald Trump để chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv đến Giêrusalem – kéo dài 50 phút, dài hơn dự kiến. Động thái của Trump đã nhận được sự chỉ trích bởi ĐTC Phanxicô cũng như Tổng thống Erdogan và các nhà lãnh đạo Trung Đông khác. Đức Bergoglio đã trao tặng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ một kỉ niệm chương, như Ngài đã giải thích bằng tiếng Ý với sự giúp đỡ của phiên dịch viên, miêu tả “một thiên thần hòa bình đánh bại tên quỷ dữ của chiến tranh, biểu tượng của một thế giới được dựa trên hòa bình và công lý”.

Tổng thống Erdogan được tháp tùng bởi đệ nhất phu nhân Emine Erdogan, con gái Esra, con rể Berat Albayrak, người cũng là Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên, Bộ trưởng Ngoại giao Mevlut Cavusoglu, Bộ trưởng Kinh tế Nihat Zeybekci, Bộ trưởng Quốc phòng, Nurettin Canikli.

Cuộc đối thoại đằng sau những cánh cửa đóng kín giữa ĐTC Phanxicô và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài 50 phút, dài hơn dự kiến. Theo báo cáo của Vatican, trong suốt “những cuộc thảo luận thân mật” – mà trong đó ông Erdogan trước hết đã hội kiến ĐTC Phanxicô và sau đó với Đức Hồng y Parolin và Đức Ông Gallagher – “các mối quan hệ song phương giữa Tòa Thánh và Thổ Nhĩ Kỳ đã được nhắc đến, và các bên đã nói về tình hình của đất nước, điều kiện của cộng đồng Công giáo, những nỗ lực tiếp nhận đối với nhiều người tị nạn cũng như những thách thức liên quan đến vấn đề này”. “Sự chú ý sau đó đã quay trở lại với tình hình tại Trung Đông, đặc biệt liên quan đến tình trạng của Giêrusalem, việc nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực thông qua việc đối thoại và đàm phán, tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế”.

Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo rằng ĐTC Phanxicô và Tổng thống Erdogan đã đề cập đến “tầm quan trọng của việc nhấn mạnh những bất tiện gây ra bởi quyết định của Trump về vấn đề Giêrusalem và đồng thời chỉ ra rằng quyết định của ông ta không nên được áp dụng”. Cũng theo Anadolu, trong cuộc đàm luận, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và ĐTC Phanxicô cũng đã thảo luận về “những nỗ lực chung chống lại chủ nghĩa bài ngoại và làn sóng chống Hồi giáo” cũng như sự cấp thiết cần phải tránh “những tuyên bố khiêu khích vốn liên quan đến chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo”. Ông Erdogan đặc biệt nhấn mạnh rằng “sự đánh đồng giữa chủa nghĩa khủng bố và Hồi giáo” không nên được thực hiện.

Cuộc gặp gỡ đã được dự kiến diễn ra vào lúc 9.30 sáng nhưng ông Erdogan đã đến Vatican, với một cuộc diễu hành ấn tượng của hơn hai mươi chiếc xe hơi của chính phủ, một vài phút sau 9.30 sáng, trễ hơn một chút xíu so với kế hoạch. Nữ hoàng Elizabeth của Anh, vào năm 2014, đã trễ cuộc gặp hai mươi phút, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến trễ 70 phút vào cuối năm 2015, và đã trễ cuộc gặp với Đức Bênêđictô XVI 50 phút vào năm 2013. Lúc 9.47 phút sáng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã tới đại sảnh của Sant ‘Ambrogio và 9.52 phút sáng, ĐTC Phanxicô đã bước ra từ thư viện để chào đón Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tại Sala del Tronetto. “Cảm ơn rất nhiều vì sự quan tâm của Ngài”, ông Erdogan nói với ĐTC Phanxicô, đoạn ĐTC Phanxicô đã đáp lại: “Cảm ơn vì chuyến viếng thăm của ngài”. Cuộc trò chuyện đằng sau những cánh cửa đóng kín, với sự hiện diện của một thông dịch viên Thổ Nhĩ Kỳ và một thông dịch viên của Vatican kéo dài đến tận 10:45 sáng, mặc dù thực tế phải kết thúc lúc 10:15 sáng. ĐTC Phanxicô dự kiến có cuộc gặp gỡ với các Giám mục Chaldea trong chương trình nghị sự của mình.

Vào khoảnh khắc trao đổi quà tặng, ĐTC Phanxicô đã trao tặng ông Erdogan – Tổng thống của một quốc gia mà gần đây đã tham gia vào các hoạt động quân sự tại Syria chống lại khu vực Afrin của người Kurd – một kỉ niệm chương, như ĐTC Phanxicô đã giải thích bằng tiếng Ý với sự trợ giúp của phiên dịch viên, miêu tả ” một thiên thần hòa bình đang đánh bại tên quỷ dữ của chiến tranh, biểu tượng của một thế giới được dựa trên hòa bình và công lý”. “Grazie” (Xin cảm ơn), vị nguyên thủ quốc gia của đất nước Anatolian đã đáp lại bằng tiếng Ý. Thiên thần – một ghi chú của Vatican giải thích – minh hoạ cho những thách thức đương đại: tập hợp các khu vực phía bắc và phía Nam bằng cách hài hòa hóa chúng trong khi đồng thời chiến đấu với tất cả các thế lực thù địch chẳng hạn như sự trục lợi, sự chống đối không nhân nhượng, các hình thức mới của chủ nghĩa thực dân, sự thờ ơ, thiếu tin tưởng cũng như những định kiến.

ĐTC Phanxicô sau đó đã trao cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ một bản in cổ Đền thờ Thánh Phêrô, một bản copy Thông điệp Laudato si’ và Thông điệp Hoà bình dành riêng cho năm nay liên quan đến việc bất bạo động. Ông Erdogan, về phần mình, đã troa tặng ĐTC Phanxicô một bức tranh lớn làm bằng những tấm gạch gốm miêu tả Istanbul, ông đã chỉ ra cho ĐTC Phanxicô một vài trong số các tượng đài khác nhau của thành phố (“Đẹp tuyệt”, ĐTC Phanxicô nhận xét) và một hộp trong đó đựng bốn cuốn sách được viết bằng tiếng Ý của tác giả Rumi (Mevlana), nhà thần học Hồi giáo Sufi và nhà thơ huyền thoại về nguồn gốc Ba Tư từ thế kỷ thứ mười một: tác phẩm Mesnevi và tiểu sử của ông. “Những điều huyền bí”, ĐTC Phanxicô nói thêm và cảm ơn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau đó, ĐTC Phanxicô đã chào đón toàn bộ phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ gồm mười sáu người, và họ đã có những phút trao đổi thân mật, đặc biệt là với đại sứ tại Toà Thánh, và sau đó là những giây phút cuối cùng chỉ còn lại Tổng thống và Phu nhân với ĐTC Phanxicô. Sau đó, ĐTC Phanxicô đã tháp tùng vợ chồng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ra cửa. “Rất vui khi được gặp gỡ Ngài”, đệ nhất phu nhân nới với ĐTC Phanxicô bằng tiếng Anh, và sau đó ĐTC Phanxicô đã đáp lại, có lẽ là đề nghị – như Ngài thường làm – cầu nguyện cho Ngài, Tổng thống Erdogan nói: “Chúng tôi cũng xin Ngài cầu nguyện cho chúng tôi”.

Sau cuộc hội kiến với ĐTC Phanxicô và sau đó là cuộc gặp với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, bên cạnh “Bộ trưởng Ngoại giao” của Toà Thánh, Đức ông Paul Richard Gallagher, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cùng với phu nhân đã viếng thăm Đền thờ Thánh Phêrô .

Kể từ đêm hôm 4/2, toàn bộ khu vực của Vatican đã bị hạn chế đi lại. Sáng sớm hôm 5/2, các biện pháp an ninh đã được duy trì ở mức cao nhất. Khu vực phía trước Quảng trường Thánh Phêrô và toàn bộ Via della Conciliazione cũng chỉ được giới hạn dành cho những người có thẩm quyền. Khoảng 3.500 cảnh sát đã có mặt tại Rôma để đảm bảo chuyến đi của Tổng thống Erdogan được diễn ra an toàn và tốt đẹp.

Vào lúc 11:00, một cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch phản đối sự hiện diện của Tổng thống Erdogan tại Rome tại Castel Sant ‘Angelo, cách Vatican không xa, với sự tham gia không những của các hiệp hội của người Kurd mà còn của các phái đoàn của Liên đoàn Quốc gia của hang thông tấn Ý và hiệp hội “Article 21”.

Vị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã viếng thăm Vatican là Celal Bayar, người mà vào năm 1959 đã được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tiếp đón – người cũng đã từng là Đại diện Giáo Hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1934 đến 1943 – khi mà vẫn chưa có mối quan hệ ngoại giao song phương giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Tòa Thánh, đã được chính thức hòa vào năm 1960. Tổng thống Erdogan đã đón tiếp ĐTC Phanxicô tại Ankara vào tháng 11 năm 2014. Sau tuyên bố của Trump về vấn đề Giêrusalem, Tổng thống Erdogan và ĐTC Phanxicô đã có hai cuộc trò chuyện qua điện thoại.

Theo một thông báo được đưa ra bởi Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ hôm 4/1 tại Ý, tại Vatican, ông Erdogan có thể đã nói về “mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Vatican, những diễn biến liên quan đến vấn đề Giêrusalem, những vấn đề trong khu vực, thảm kịch nhân đạo tại Syria”, nơi mà chiến dịch quân sự “Olive Branch” của Thổ Nhĩ Kỳ cuộc chiến chống khủng bố, chủ nghĩa bài ngoại và làn sóng chống Hồi giáo đã được thực hiện tại Afrin kể từ ngày 20 tháng 1″.

Sau cuộc gặp gỡ với ĐTC Phanxicô, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đến Quirinale để gặp gỡ và dùng bữa sáng với Tổng thống Ý, ông Sergio Mattarella, và sau đó là cuộ gặp gỡ vào buổi chiều tại Palazzo Chigi với Thủ tướng Paolo Gentiloni. Vào buổi tối, một bữa ăn tối làm việc sẽ được tổ chức cùng với các nhà quản lý hàng đầu của các công ty của Ý chính, trước khi trở về Istanbul.

Như là một bằng chứng về vai trò trung tâm của chuyến thăm Vatican đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, để chào đón ông Erdogan tại phi trường Fiumicino, tối hôm 4/1, ngoài Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Quirinale Murat Salim Esenli và người đứng đầu lễ nghi ngoại giao của Cộng hòa Ý, ông Riccardo Guariglia, cũng đã hiện diện cùng với Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Tòa Thánh, ông Mehmet Pacaci, và người đứng đầu Nghi thức Ngoại giao của Phủ Quốc Vụ Khanh Vatican, Đức ông José Avelino Bettencourt.

Sau cuộc gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến các Giám mục Chaldea trong chuyến viếng thăm “ad limina apostolorum” của họ. Trong số đó, Đức Cha Francois Yakan, Đại diện Thượng Phụ Chaldean tại Diarbekir, khu vực có đa số người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, người sáng lập tổ chức Phi nhằm giúp đỡ cho những người tị nạn thuộc mọi tôn giáo và sắc tộc. Nhóm này được dẫn dắt bởi Đức Thượng Phụ Louis Raphale Sako, người đã tham dự một cuộc hội nghị được tổ chức tại Rôma trong những ngày gần đây, “Ngặn bạo lực được thực hiện nhân danh tôn giáo”, mà ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh rằng: “Sứ mạng của chúng ta với tư cách là những Kitô hữu và Hồi giáo tại Trung Đông đó là để rèn luyện cho các dân tộc của chúng ta theo đuổi hòa bình, đầu tiên và trước hết và bằng cách cùng nhau chung sống trong sự hòa hợp”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube