Đổi mới phương pháp dạy học tại Việt Nam, nên hay không nên?

Ngày 2/8/2016, sau khi một số địa phương (Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Hà Giang) đã cho dừng mô hình trường học mới sau 3 năm triển khai, trong buổi làm việc với tỉnh Nghệ An, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định:  Một số địa phương có ý bỏ VNEN. Nhưng sau 3 năm thí điểm, Bộ GD&ĐT tổng kết đây là mô hình tốt, rút kinh nghiệm để áp dụng trên từng địa phương khác nhau”.

Nên hiểu thế nào về sự khác biệt giữa phản ứng của đa số giáo viên tiểu học, nht là ở 3 địa phương trên, và quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dc?

Theo trang worldbank.org, mục tiêu ca dự án Vit Nam Escuela Nueva (GPE-VNEN) là giới thiệu và sử dụng phương pháp giảng dạy và học tập mới, phục vụ các nhóm học sinh thiệt thòi nhất trong cấp tiểu học. Người hưởng lợi trực tiếp của dự án là trường tiểu học thuộc nhóm thiệt thòi ở 20 tỉnh ưu tiên. Việt Nam tham gia dự án này từ 2003 đến 2015, năm 2012 bắt đầu giai đoạn khai triển chương trình đến các trường tiểu học.

Mô hình trường học mới xuất phát từ Columbia những năm 1995-2000. Columbia áp dụng trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn. Tuy nhiên, có lẽ do giáo dục VN lạc hậu không chỉ ở các lớp miền núi như Columbia (!), nên tại VN dự án đặt ra mục tiêu tìm cách cho một số lượng lớn trẻ em được hưởng lợi một cách gián tiếp, bằng cách tạo ra một sự thay đổi trên toàn hệ thống, thông qua đổi mới phương pháp sư phạm.

Đổi mới căn bản nhất là thay đổi vai trò của giáo viên trong lớp học. Giáo viên không còn là người ở trên chóp đỉnh, ban phát kiến thức xuống cho học sinh. Giáo viên trong phương pháp mới này trở thành người TỔ CHỨC các HOẠT ĐỘNG cho học sinh, qua hoạt động, học sinh tiếp nhận kiến thức, và hơn phương pháp cũ, qua hoạt động học sinh hình thành được cả các kỹ năng.

Mong muốn “cải tạo” giáo dục Việt Nam, có vẻ là một mong muốn kéo dài của Bộ Giáo dục, và thể hiện qua nhiều cố gắng.

Năm 2004, Bộ Giáo dục, với sự tài trợ của công ty Intel, đã triển khai Chương trình Intel Teach to the Future đến giáo viên một số trường cấp II và cấp III, ở Hà Nội, Tp HCM, Đồng Nai,… Mục đích của chương trình là đào tạo cho giáo viên phương pháp Dạy Học Theo Dự Án. Khoá tập huấn cho giáo viên lần ấy kéo dài khoảng nửa tháng.

Phương pháp Dạy học Theo Dự Án nhắm đến việc giúp học sinh học tập và chuẩn bị những kỹ năng để có thể thành công trong thời đại kỹ thuật số. Cụ thể các kỹ năng:

  • Thực hành công nghệ thông tin, một cách có trách nhiệm, an toàn.
  • Tư duy sáng tạo, tư duy bậc cao.
  • Giao tiếp, biết cách làm việc nhóm, biết cách tương nhượng nhau khi có xung đột,…
  • Làm việc có năng suất cao, nhờ biết sắp xếp công việc,..

Muốn đạt được những mục đích trên, vai trò của giáo viên – tương tự như trong mô hình Trường Học Mới- là TỔ CHỨC các HOẠT ĐỘNG cho lớp.

Thực tế

Là một giáo viên từng được cử và tự nguyện tham gia chương trình Intel Teach to The Future, nhưng cũng như bao nhiêu giáo viên tiểu học đang bị ép buộc tham gia Mô hình Trường Học Mới, chúng tôi ngày đó cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn: Lớp học quá đông làm sao trông coi, để mắt, trả lời câu hỏi cho từng nhóm kịp? Trình độ của các em chênh lệch nhau mà kế hoạch giảng dạy do Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục đưa ra thì chặt chẽ, làm sao giải quyết vấn đề “cháy” giáo án? Thậm chí làm sao thuyết phục được các em rằng kỹ năng quan trọng hơn điểm số? Vì kiểm tra, thi cử vẫn theo cách cũ, với các câu hỏi, bài tập dạng thuộc lòng, hoặc phải học cách giải trước mới có thể làm mà không cần suy nghĩ cho kịp giờ.

Tuy nhiên, qua việc thực hiện, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng người viết rất thích thú với phương pháp giảng dạy trên nên vẫn có cách thực hiện nó, nó có ích lợi thực sự cho học sinh, vì kỹ năng, thậm chí tình thương, thì cần thiết và không dễ dàng mất đi.

Cụ thể, trong những lớp học sĩ số ít, với các lớp không bị áp lực quá nhiều phải chạy theo điểm số từ các bài kiểm tra chung trường, hay các kỳ thi cuối cấp, hiệu quả thấy rõ, đó là những giờ học sinh động, hứng thú, thoải mái. Dù một năm học người viết chỉ thực hiện được khoảng hai dự án cho một lớp. Mỗi dự án cần khá nhiều thời gian của thày và trò, nên phải chọn vào các dịp có nghỉ lễ dài ngày, để các em có thời gian đi vào xã hội, thực nghiệm cùng nhau. Thí dụ: Trong vai trò phóng viên, vai trò được giáo viên giao trong dự án, nhiều nhóm, mỗi nhóm 4,5 học sinh, lớp 11, đã thực hiện xuất sắc các cuộc phỏng vấn, tìm hiểu cuộc sống của người bán hàng rong ở lề đường, quay phim cuộc phỏng vấn, để trả lời một số câu hỏi trong một dự án liên môn,….

Giá trị

Với Kitô hữu, ngoài cách nhìn theo những người thiết kế mô hình, thiết kế dự án để thấy các ích lợi của các học sinh, nếu chiếu theo bộ 4 nguyên tắc căn bản của giáo huấn hướng dẫn xây dựng xã hội, của Giáo hội Công giáo, chúng ta sẽ thấy phương pháp giảng dạy này có thể rèn luyện một tập thể nhỏ, ít nhất là trong từng nhóm, thực hành cả 4 nguyên tắc. Giáo viên, qua việc thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp là đang làm việc theo nguyên tắc bổ trợ. Học sinh, qua cách thức làm việc cùng nhau trong một nhóm, cùng nhau chịu trách nhiệm về sản phẩm, học cách tương nhượng nhau…, sẽ trải nghiệm và tập sống nguyên tắc liên đới, nguyên tắc công ích. Tất cả mọi người tham gia dự án sẽ có cơ hội thấy sự khác biệt và giá trị riêng biệt của từng người trong từng khía cạnh của công việc chung, nhờ đó sẽ ý thức hơn về giá trị của nhau.

Nghĩa là các cách dạy học này sẽ bước đầu góp phần xây dựng những xã hội phát triển, hoà bình con con, cho xã hội lớn là vùng miền, đất nước,

 Đáng tiếc

Phương pháp Dạy học theo Dự Án cũng như mô hình Nhà Trường Mới dù hay như thế nhưng không thể tồn tại trong một cơ chế quá thiếu điều kiện như hiện nay. Trừ một số rất ít nhờ tình yêu- tôi tin như thế, qua trải nghiệm của chính mình và qua vài người bạn của tôi- nhờ thực sự yêu học trò của mình, mà một số giáo viên cố gắng tìm mọi cơ hội, thật ít ỏi, để áp dụng, hầu đưa đến cho học sinh những thứ có giá trị thật cho cuộc sống các em.

Giải quyết những khó khăn, như giảm bớt tính đánh đố trong các bài kiểm tra và cần số lượng giáo viên đáp ứng đủ số lớp, không là những khó khăn không thể giải quyết. Vì thực tế hiện nay nhiều giáo viên trẻ ra trường vẫn còn thất nghiệp và đề kiểm tra kiểm soát được.

Chỉ còn một khó khăn căn bản: Tài chánh để tạm ổn định cuộc sống của giáo viên và xây thêm trường lớp để giảm sĩ số lớp.

Nhưng về góc độ quản lý nhà nước, cả hai khó khăn cơ bản trên sẽ giải quyết dễ dàng, nếu khối lượng tài sản của đất nước không bị cướp đoạt bởi tham nhũng khắp nơi và ở mức độ tàn nhẫn vô nhân tính như hiện nay.

Thôi thì, hy vọng với quyết tâm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, trong điều kiện tạo thuận lợi cho giáo viên để giáo viên làm thật, sẽ có một số học sinh có cơ hội được hưởng lợi ích của phương pháp giáo dục này, qua đó xã hội cũng có vài đốm sáng được thắp lên.

CTX

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube