ĐHY Parolin: "Một dấu hiệu tuyệt vời của niềm hy vọng cho Hàn Quốc"

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 03-05-2018 | 15:52:30

Cuộc phỏng vấn với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh: những lo ngại về vấn đề Syria, sự kiên nhẫn trong các cuộc đàm phán của Trung Quốc chỉ nhằm vào sự hiệp nhất của Giáo hội. “Trường hợp của bé Alfie khiến tôi đáng buồn”.

Niềm hy vọng mạnh mẽ cho Hàn Quốc và mối bận tâm lớn lao đối với Syria. Sự kiên nhẫn với các cuộc đàm phán với Trung Quốc và trường hợp của cậu bé Alfie Evans. Sau một cuộc diễn thuyết được tổ chức tại Nhà thờ Chioggia về chủ đề “Ba vị Giáo Hoàng của năm 1978”, trước tiên là một loạt các cuộc hội thảo được tổ chức bởi phong trào “Fondaco” về tình phụ tử, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã trả lời những câu hỏi về các vấn đề có tính chất thời sự nhất.

f510603e-4c61-11e8-9793-4799bb1ec5eb_5df66428-4c39-11e8-9793-4799bb1ec5eb_pietro-parolin-RIaEJmcvJFpPb3ac1Ie5cdK-1020x572@LaStampa.it-RmN9hDYejQZMI2ZOYrkip9M-1024x576@LaStampa.it

Đức Hồng y Pietro Parolin

Thưa ĐHY, Ngài nhận thấy những triển vọng cho hòa bình ở Hàn Quốc thế nào?

“Sau khi có những nguy cơ cuộc xung đột hạt nhân có thể xảy ra, một niềm hy vọng lớn lao đã được nhen nhóm. Theo một phân tích mà tôi đã đọc được trong những ngày này, Tổng thống Kim Jong-un đã sử dụng tiềm năng chiến tranh hạt nhân của nước này như một mối đe dọa để buộc Mỹ phải đàm phán để đưa Bắc Triều Tiên ra khỏi sự cô lập và trên hết là nhằm bắt đầu sự tăng trưởng kinh tế mà nước này đang thực sự cần đến”.

Ngài có đồng ý với phân tích này không?

“Tôi không biết liệu nếu nó có thể được chia sẻ hoàn toàn không, ông ấy sẽ là một nhà chiến lược vĩ đại … Nhưng các chuyên gia nói rằng Kim Jong-un thực sự có vẻ nghiêm túc, và lời đề nghị đối thoại không chỉ là một sự cục mịch. Con đường quả thực rất chông gai, một chướng ngại vật, nhưng thực tế là họ đã quyết định đàm phán, mà không tiếp tục việc leo thang của các cuộc phóng tên lửa, chính là một dấu hiệu của niềm hy vọng, và cũng từ Trung Quốc, vốn ủng hộ cuộc đối thoại này. Chủ tịch Bắc Triều Tiên hiện nay được cho là ủng hộ việc phi hạt nhân hóa bán đảo này, đồng nghĩa với việc làm lắng dịu một tình huống có khả năng bùng phát thực sự vốn có nguy cơ có thể gây ra những thiệt hại to lớn”.

Các cuộc đàm phán của Toà Thánh với chính phủ Trung Quốc hiện đang ở giai đoạn nào?

“Việc đối thoại đã diễn ra trong một thời gian dài, với rất nhiều sự kiên nhẫn và tất nhiên là đã có những thành công cũng như những thất bại. Có người nói: nó giống như “điệu nhảy của Thánh Vito”, cứ mỗi hai bước tiến về phía trước thì lại có một bước lùi về phía sau. Dù sao, chúng tôi cũng vẫn đang tiến hành cuộc đối thọi này, và điều này là quan trọng.

Có nhiều người tự hỏi tại sao Vatican lại đối thoại với một chính phủ cộng sản phủ nhận vấn đề tự do tôn giáo …

“Nếu chính phủ đó không phải là một chính phủ cộng sản và vấn đề tự do tôn giáo đã được tôn trọng, thì sẽ không cần phải đàm phán. Bởi vì chúng ta đã có được những điều mà chúng ta mong muốn”.

Mục tiêu của Giáo Hội trong cuộc đàm phán này là gì?

“Mục tiêu của chúng ta không phải là một mục tiêu về chính trị. Chúng ta đã bị cáo buộc là chỉ muốn có được mối quan hệ ngoại giao với hy vọng thành công bằng mọi giá. Nhưng Tòa Thánh, như ĐTC Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh, không quan tâm đến bất kỳ thành công ngoại giao nào. Chúng ta chỉ quan tâm đến không gian tự do cho Giáo Hội, để Giáo hội có thể sống một đời sống bình thường trong sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Sự hiệp thông này chính là nền tảng cho đức tin của chúng ta”.

Chủ đề chính của thỏa thuận này là gì?

Điều cơ bản là Giáo hội phải được hiệp nhất. Cộng đồng chính thức, vốn chịu sự kiểm soát của chính phủ, và cái gọi là cộng đồng hầm trú – mà ngày nay mỗi cộng này này phải đi theo con đường riêng của họ – phải được hiệp nhất. Đức Benedict XVI trong lá thư gửi các tín hữu Công giáo Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng mục đích của tất cả mọi công việc ở Trung Quốc phải là sự hiệp thông giữa hai cộng đồng, và sự hiệp thông của toàn thể Giáo hội Trung Hoa với Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi hy vọng rằng một thỏa thuận có thể đạt được đặc biệt là trong việc đề cử các giám mục. Và chúng tôi hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ được tôn trọng. Chúng tôi có thiện chí để làm như vậy và chúng tôi hy vọng rằng chính phủ Trung Quốc cũng sẽ có chung một thiện chí về vấn đề này”.

Cách đây một vài ngày, thế giới dường như đang ở trên bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới mới, với cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Syria. Vatican nhận định thế nào về tình huống đó?

“Tòa Thánh quan sát diễn biến này với sự quan tâm đặc biệt. Nhiều lần, trong cuộc chiến này – vốn đã diễn ra trong sáu năm – Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi với cộng đồng quốc tế và tất cả các nhân vật chính. Đó là một chuyện hết sức bi thảm và phức tạp. Ở cấp độ địa phương, có một sự xung khắc giữa chế độ của Tổng thống Assad và phe đối lập. Có một cuộc đụng độ trong khu vực, đặc biệt là giữa những người Hồi giáo Shiite và những người Hồi giáo Sunni. Và sau đó có những thế lực lớn, vốn lần lượt can thiệp, ban đầu liên kết chống lại ISIS, chống lại chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo vốn đã chiếm đóng nhiều khu vực trong vùng lãnh thổ đó. Sau đó, sau sự thất bại của cái gọi là ISIS – trên những vùng lãnh thổ mà nó đã bị đánh bại, nhưng tôi không nghĩ nó đã bị đánh bại hoàn toàn ở cấp độ ý thức hệ – thì các thế lực to lớn bắt đầu tách ra và chiến đấu chống lại nhau”.

Con số thường dân bị thảm sát đang thu hút sự quan tâm …

“Chúng ta đã chứng kiến một sự khinh miệt nhân quyền hoàn toàn, với hàng ngàn và hàng ngàn thường dân bị cuốn vào cuộc chiến, bị sử dụng làm con tin hoặc những lá chắn sống. Một sự hủy diệt hoàn toàn đối với vấn đề nhân quyền. Và thậm chí ngay cả các quyền trong chiến tranh, bởi vì trong chiến tranh không phải mọi thứ đều được cho phép”.

Cách giải quyết cuộc xung đột là gì?

“Chúng ta đã luôn luôn nói rằng không có khả năng đối với một giải pháp quân sự. Các nước Châu Âu gần đây đã gặp nhau tại Brussels để thảo luận về vấn đề Syria, và Cao ủy phụ trách chính sách Đối ngoại của Liên minh châu Âu, bà Federica Mogherini, đã truyền tải thông điệp này. Tuy nhiên, cần phải đấu tranh để các giải pháp này có thể được thực hiện. Chế độ của tổng thống Assad tin rằng họ có thể giành chiến thắng về mặt quân sự, đặc biệt là với sự trợ giúp của người Nga, người đã giúp tổng thống Assad giành lại được nhiều vùng lãnh thổ quốc gia, làm suy yếu các cuộc đàm phán ở Geneva. Và sau đó cũng bởi vì các cuộc đàm phán đang diễn ra trên các bàn hội nghị khác nhau: Geneva là chính, nhưng sau đó đã có thêm những sáng kiến khác, ở Astana, ở Sochi…

Phải chăng có quá nhiều bàn đàm phán?

“Tôi không biết liệu những sáng kiến này có giúp thúc đẩy giải pháp ngoại giao và hòa bình hay không hay là chỉ gây ra nguy cơ khiến cơ may thành công còn xa diệu vời hơn nữa. Tôi tin rằng, như chúng ta đã nói với các nhân vật chính rất nhiều lần, thậm chí ngay cả khi họ chiến thắng trong cuộc chiến về mặt quân sự, hòa bình sẽ không tự động được lập lại, bởi vì đất nước đó vẫn còn rất nhiều thù hận, rất nhiều sự mâu thuẫn, và rất nhiều những chia rẽ”.

Câu hỏi cuối cùng: Ngài nghĩ gì về trường hợp của bé Alfie Evans?

“Điều đó khiến tôi quả thực hết sức buồn bã: đối mặt với sự sẵn sàng, được bày tỏ công khai, nhiều lần, và với sự cam kết tuyệt vời như vậy – các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Chúa Giêsu Hài Đồng đã ba lần đến Liverpool – có một sự từ chối để cho phép việc đưa bé Alfie đến Italy. Điều đó quả là không thể hiểu được. Đây là điều khiến tôi ấn tượng nhất, nó làm tôi cảm thấy khó chịu. Tôi không thể hiểu tại sao. Hoặc có lẽ có một lý do, và nó tuân theo một logic khủng khiếp. Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh đã cố gắng làm tất cả mọi thứ có thể để giúp đỡ gia đình và để đảm bảo rằng em được đồng hành trong suốt quá trình điều trị bệnh tật của mình, bất chấp những dự đoán không may”.

Vụ việc này đã gây ra một cuộc tranh luận nóng bỏng

“Trong những tình huống này, mọi người đã tranh luận một cách kịch liệt. Giờ đây, vụ việc đã khép lại, và các phương tiện truyền thông sẽ quên nó một cách nhanh chóng, chúng ta cần phản ánh một cách lặng lẽ. Những trường hợp này sẽ xảy ra lần nữa. Tất cả cùng nhau, từ những quan điểm khác nhau, nhưng cũng với sự đóng góp của các tín hữu, chúng ta cần phải cố gắng đưa ra một phản ứng thực sự nhân văn đối với những tình huống này, dựa trên tình yêu dành cho người đó, tôn trọng phẩm giá con người và tính không thể lặp lại của họ. Chúng ta hy vọng rằng người ta sẽ có thể làm như vậy, và các cuộc thảo luận sẽ không kết thúc mà không tạo ra thêm một số tư tưởng, sẵn sàng tranh luận một lần nữa khi trường hợp tiếp theo xảy ra”.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube