ĐHY Mario Zenari tường thuật lại niềm hy vọng của các gia đình phải đối mặt với những tội ác ở Syria

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 26-08-2018 | 10:53:39

Trong một bài phát biểu tại Đại Hội Gia đình Thế giới hôm thứ Sáu 24/8 vừa qua, Đức Hồng y Mario Zenari đã vạch ra những hành động tàn bạo mà các gia đình ở Syria và các khu vực xung đột khác, những người đã phản ứng với sự đau khổ vô hạn với và sự ôn hòa và tinh thần can đảm, hiện đang phải đối mặt.

“Có biết bao nhiêu gia đình, có biết bao nhiêu người phụ nữ, biết bao nhiêu trẻ em xứng đáng được công nhận, một giải thưởng quốc tế! Nhưng con số này là quá nhiều!”, ĐHY Zenari phát biểu hôm 24/8.

Syrian_refugee_child_Credit_Melih_Cevdet_Teksen_Shutterstock_CNA (1)“Hơn nữa, họ là những người vô danh, lại quá nghèo, họ không thể lên tiếng, họ không được ăn mặc một cách xứng hợp, họ không sở hữu chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu”. ĐHY Zenari tiếp tục: “Sẽ không bao giờ có bất kì ai trong số những người này được mời tổ chức hội nghị”.

ĐHY Zenari, người đã trở thành Sứ Thần Tòa Thánh tại Syria kể từ cuối năm 2008, đã bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách trình chiếu một slideshow bao gồm các bức ảnh cho thấy sự tàn phá của cuộc nội chiến xảy ra trong vòng 7 năm qua ở Syria.

Người dân bị mắc kẹt trong các cuộc xung đột trên toàn thế giới, ở những nơi như Syria, Venezuela, Nam Sudan, Myanmar và Yemen “là những con cá nhỏ bé”, ĐHY Zenari nói, và thậm chí là “một đống lộn xộn của mạng lưới hành lang nhân đạo” quá rộng lớn đối với họ.

“Nhưng, sau cùng thì, tại sao lại quan tâm đến họ? Họ đã làm gì đặc biệt?”, ĐHY Zenari nói.

Trong suốt phần trình bày của mình, ĐHY Zenari đã liệt kê hết câu chuyện này đến câu chuyện khác về những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em có cuộc sống đã bị phá hủy bởi cuộc chiến ở Syria – cho dù thông qua việc bị buộc phải di dời, đói kém, thương tích hay thậm chí là tử vong – và những cách thức anh dũng mà họ đã trông đợi đối với niềm hy vọng.

“Nếu một mặt, sự đau khổ đáng kinh ngạc này khiến chúng ta hoang mang”, ĐHY Zenari nói, chúng ta cũng sẽ bị ấn tượng sâu sắc bởi “sự thanh thản mà một số người, trên hết là các bà mẹ, đã có thể chấp nhận và vượt qua những thử thách đau đớn”.

Trong phần trình bày của mình, ĐHY Zenari đã nói về các gia đình không có đủ thức ăn, cha mẹ ngày này qua ngày khác sẽ phải chọn việc những đứa trẻ sẽ ăn gì, và việc chúng sẽ phải đi ngủ voiwscasi bụng đói.

ĐHY Zenari cũng nhắc lại sự kiện mà trong đó 60 trẻ em đã bị thiệt mạng hoặc bị thương tật khi một quả bom phát nổ trong sân của một trường học Công giáo Armenia trong Tuần Thánh vào năm 2014.

Ghé thăm bệnh viện sau vụ nổ, ĐHY Zenari đã gặp gỡ một đứa trẻ 9 tuổi, người bị thương trong vụ nổ và đã mất cả hai chân. Đứa trẻ hoang mang lo sợ và nhận ra những gì đã xảy ra, đứa bé cất tiếng hỏi: “Lạy Chúa, tại sao tất cả điều này lại xảy ra với con?”.

ĐHY Zenari cũng kể lại những câu chuyện về các trại tị nạn, cảnh các gia đình phải ly tán, những người đau yếu bệnh tật, cái chết của những đứa trẻ, và những khoảnh khắc đau khổ vô hạn khác mà hàng trăm ngàn người đã phải chịu đựng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào năm 2011.

“Như đã xảy ra trong mọi cuộc chiến, có những người đã cố gắng tận dụng lợi thế của họ và làm giàu thậm chí ngay cả trên da thịt của những người nghèo”, ĐHY Zenari nhận xét. Nhưng cũng có niềm hy vọng: “những cảnh tượng cho thấy tinh thần liên đới và vị tha, thường là giữa chính những người tị nạn với nhau”.

ĐHY Zenari đã kết thúc bài nói chuyện của mình bằng cách trích dẫn từ Bài ca của Vua Solomon, trong đó vị tiên tri nói, “Hãy chỗi dậy, cưng của ta, người đẹp của ta. Vì kìa, mùa đông ấy đã qua, Mưa đã dứt hết rồi. Bông hoa đã nở ra trên đất ấy”.

ĐHY Zenari đã gắn những “bông hoa” đầy hy vọng của Bài ca Solomon với bông hoa hồng Damascus, mà trong văn học, nổi tiếng vì “đã được nhuộm đỏ máu, lộng lẫy trên những cánh hoa, tỏa ngát hương thơm”.

“Mỗi khi tôi bước vào Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican, tôi thường ngồi lặng lẽ một lúc lâu trước kiệt tác của Michelangelo: Tượng Đức Mẹ Sầu Bi”, ĐHY Zenari cho biết thêm. “Có vẻ như đối với tôi, bức tượng ấy đại diện cho nỗi đau của rất nhiều bà mẹ. Qua kiệt tác ‘Pieta’, tôi nhận thấy rằng gần như toàn bộ Syria đã thay đổi diện mạo, ôm lấy những đứa trẻ đã chết và bị thương”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube