Cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Phanxicô và bà Aung San Suu Kyi: Triển vọng cho Giáo hội tại Myanmar

“Hiện nay là thời điểm cho một động lực thực sự, cho một bài giáo lý sâu sắc hơn, thời điểm cho một Giáo Hội vốn cũng là một thể chế, đã bước vào cuộc sống của người dân”. “Ở một đất nước mà một nhóm người thiểu số nắm giữ quyền lực trong tay trong nhiều năm, thì nhiệm vụ của Giáo Hội đó chính là phải khẩn trương kêu gọi công lý”.

Một cư dân nước ngoài tại Myanmar đã bình luận về cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Phanxicô và bà Aung San Suu Kyi, vốn đã mở ra quan hệ ngoại giao giữa Toà Thánh và Miến Điện. Dưới đây là cuộc phỏng vấn đầy đủ của chúng tôi:

Những lý do đằng sau cuộc gặp gỡ này là gì, ngoài việc mở ra các mối quan hệ ngoại giao?

VATICANO_-_MYANMAR_-_0508_-_Interviste_e_reazioniCuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô, một sự kiện nằm ở trung tâm chuyến đi của bà Aung San Suu Kyi đến châu Âu, ban đầu được coi là một “chuyến thăm cá nhân”. Chỉ sau đó, khi những trang đầu tiên của tờ báo Miến Điện nhấn mạnh, người ta biết rằng lý do chính đó chính là việc chính thức hoá mối quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, không còn nghi ngờ gì nữa, chuyến đi này là một phần của tiến trình mà chính phủ đang tiến hành nhằm xây dựng mối quan hệ ngoại giao và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ với các tôn giáo và các nhóm sắc tộc khác nhau trong nước.

Tuy nhiên, ở cấp độ chính trị, sự ấn tượng đó chính là chuyến thăm này là một nỗ lực nhằm “khôi phục lại” hình ảnh của chính phủ Myanmar khi đối diện với cộng đồng quốc tế. Kết quả của các cuộc bầu cử gần đây đã cho thấy một sự mất mát nhất định đối với sự đồng thuận dành cho đảng của Bà Aung San Suu Kyi tại nhiều khu vực khác nhau của đất nước. Sự im lặng của bà Aung San Suu Kyi về vụ giết hại bà Ko Ni – một luật sư Hồi giáo cùng với cộng sự thân cận của bà – cùng với tình trạng bạo lực chống lại người Rohingya đã gây ra tranh cãi trên khắp thế giới. Gần đây, sự hiện diện của nhà lãnh đạo Miến Điện trên trường quốc tế đã trở nên thường xuyên hơn.

Những kỳ vọng của người Công giáo tại Myanmar sau cuộc gặp gỡ này là gì?

Người Công giáo có những kỳ vọng khác nhau, mặc dù họ sẽ phải mất thời gian để tìm ra câu trả lời. Một số chủ đề được quan tâm nhất đó chính là, chẳng hạn như: Việc bãi bỏ việc ghi tôn giáo trên giấy chứng minh nhân dân, thường là nguồn gốc gây ra sự kì thị; Việc công nhận các công việc từ thiện mà người Công giáo đã luôn luôn thực hiện nơi một quốc gia bị đẫm máu bởi hàng thập kỷ xung đột; Việc trả lại tài sản cho cộng đồng Công giáo đối với hơn 70 trường học đã bị quốc hữu hóa trong quá khứ của chính phủ, mặc dù đây là một điểm hết sức tế nhị. Nỗi quan ngại sâu sắc của tôi đó chính là nếu như cơ hội điều hành những trường học này trở thành hiện thực, họ sẽ đòi hỏi quá nhiều năng lượng, quên hết mọi thứ khác mà Giáo Hội đã thực hiện và theo đuổi thông qua bản chất thực sự của Giáo Hội.

Tình hình hiện tại của đời sống Giáo hội ở Myanma là gì?

Vâng: một mặt, tôi nghĩ Giáo hội đang tìm kiếm vai trò của mình trong con đường hòa giải quốc gia này; Mặt khác, có vẻ như có một chút e ngại đối với sự cởi mở này, đối với sự thay đổi của xã hội, đối với những người trẻ tuổi học tập và phải khiến cho niềm tin của mình phải được tỏ bày trước mặt người khác. Thời kì của việc bám chặt vào những gì là “thiếu truyền thống” đã kết thúc; Hiện nay là thời điểm cho một động lực thực sự, thời điểm cho một bài giáo lý sâu sắc hơn, một Giáo Hội, cũng là một thể chế, bước vào cuộc sống của người dân.

Giáo Hội đóng góp như thế nào cho sự phát triển, công lý và tự do tại Myanmar?

Không còn nghi ngờ gì nữa, Giáo hội Công giáo là một yếu tố quan trọng đối với Miến Điện, không phải bởi vì Giáo Hội mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng vì Giáo Hội đã lan rộng khắp tất cả các dân tộc hình thành nên quốc gia này. Là một chuẩn mực cho các nhóm dân tộc thiểu số, Giáo Hội cũng là một người mang lại cuộc đối thoại thú vị đối với các tín đồ Phật giáo, mà trong đó việc chia sẻ lẫn nhau hiện đang ngày càng gia tăng. Cùng với các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác nhau, Giáo Hội đóng một vai trò quan trọng trong con đường tìm kiếm hòa bình và kêu gọi công lý xã hội. Ở một đất nước mà trong nhiều năm, một nhóm người thiểu số nắm giữ tất cả mọi quyền lực (về mặt chính trị, kinh tế, tài chính, hành chính) trong tay của mình, thì lời kêu gọi khẩn cấp đối với vấn đề công lý chính là một nhiệm vụ của Giáo hội. Đó là một tiến trình lâu dài, với nhiều sự mơ hồ, nhưng tôi không nghĩ rằng có bất kỳ sự lặp lại nào.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube