Công cụ méo mó

Đất đai, môi trường là tài nguyên. Nhưng không chỉ là tài nguyên, nó còn là “nơi ăn chốn ở” của biết bao con người. Tuy nhiên, những gì nhà cầm quyền Việt Nam đang thực hiện cho thấy họ coi đất đai, môi trường là tài nguyên để khai thác, mua bán, đổi chác. Họ không còn nhận ra hay nhận ra mà không thèm đoái hoài đến việc đất đai, môi trường chính là “nơi ăn chốn ở” của con người.

Theo bản tin của Vietnamnet ngày 23/9/2015: “Để có mặt bằng triển khai các đại dự án ở Vũng Áng, Hà Tĩnh đã phải thu hồi hơn 3.500 ha đất liền, 1.200 ha đất mặt nước; giải tỏa, đền bù, hỗ trợ, tái định cư cho 15.000 hộ dân bị ảnh hưởng và hơn 4.000 hộ dân di dời đến chỗ ở mới. Một cuộc ‘đại di dời’ được thực hiện khẩn trương”.

Tạm tính một hộ dân có 4 người, dự án này đã làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống của khoảng 100.000 người.

Nhưng chỉ không đầy 1 năm sau bản tổng kết không giấu niềm tự hào của nhà cầm quyền như là “Cuộc di dời không tưởng ở ‘công xưởng’ Vũng Áng” nói trên, đến đầu tháng 4/2016, thảm hoạ môi trường đã xuất hiện tại đây. Ven biển, cá ở tầng sâu chết, nghêu chết, bất thường, với số lượng lớn, rồi đến chim chết vì ăn cá, có người thợ lặn chết vì nhiễm độc đồng. Thảm hoạ bắt đầu từ vùng biển Vũng Áng, kéo dài qua 250 km ven biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, suốt tháng 4, chưa thấy dấu hiệu sẽ ngừng. Quan trọng hơn nữa, các giới chức vẫn chưa công bố cho người dân biết nguyên nhân vì sao cá chết, nghêu chết, chim chết như thế. Người dân tại chỗ, những vùng trực tiếp xảy ra thảm hoạ, hoang mang vì cuộc sống đột ngột rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế do không còn thu nhập, hoang mang vì ngay cái ăn thức uống hàng ngày của gia đình không biết nhiễm độc ra sao, đến mức nào và đến bao giờ.

Khi nhà cầm quyền Hà Tĩnh thực hiện dự án khu công nghiệp Vũng Áng, họ đã nhân danh nguyên tắc “đất đai là sở hữu toàn dân” và tuyên bố nhằm phục vụ sự phát triển của tỉnh Hà Tĩnh, tức phục vụ công ích (cứ cho là mục đích đúng như nhà cầm quyền tuyên bố). Với lý do ấy, không hộ dân nào được phép không di dời theo kế hoạch của nhà cầm quyền, còn toàn bộ những vùng chung quanh phải chấp nhận sống chung với mọi hệ luỵ do hoạt động của khu công nghiệp này gây ra.

Hà Tĩnh phát triển đâu chưa thấy, thảm hoạ môi trường đã xảy ra, một hậu quả tồi tệ.

Nghe thoáng qua, nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” và dùng vì công ích, có vẻ như tương đồng, ít ra một góc cạnh, với nguyên tắc điển hình của giáo huấn xã hội Công giáo, là nguyên tắc “của cải có mục tiêu phổ quát”. Của cải trong trường hợp Vũng Áng là đất đai.

Nội dung của nguyên tắc “của cải có mục tiêu phổ quát” như sau: “Thiên Chúa đã tiền định cho trái đất và tất cả những gì trái đất chứa đựng đều là cho mọi người và cho mọi dân tộc”. Tuy nhiên, nguyên tắc nói tiếp: “ngõ hầu mọi thụ tạo [trường hợp chúng ta đang xét là đất đai] đều được chia sẻ cách tương xứng cho hết mọi người dựa vào công lý, được điều tiết bởi bác ái”.

Như vậy, khi đưa ra và áp dụng nguyên tắc “đất đai sở hữu toàn dân” và nhân danh công ích để xây dựng khu công nghiệp Vũng Áng (nhiều khu công nghiệp khác cũng tương tự), nhà cầm quyền Việt Nam chỉ sử dụng một phần nhỏ của chân lý “những gì trái đất chứa đựng đều là cho mọi người”, và hoàn toàn không biết gì đến điều kiện “được chia sẻ cách tương xứng cho hết mọi người dựa vào công lý, được điều tiết bởi bác ái”.

Bỏ qua điều kiện điều tiết dựa vào công lý và bác ái, nên nhà cầm quyền không quan tâm đến sự liên đới với hết mọi người, cả thế hệ sau. Điều này thể hiện qua sự kiện kế hoạch xây dựng khu công nghiệp của họ không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường một cách xứng hợp. Vì thế, ô nhiễm môi trường xảy ra, đến mức gây ra thảm hoạ cho chính những người đang sống và còn được dự báo di hại đến nhiều năm sau, tức gây hại đến cả thế hệ sau.

Đất đai, môi trường là tài nguyên. Nhưng không chỉ là tài nguyên. Nó còn là “nơi ăn chốn ở” của biết bao con người. Tuy nhiên, những gì nhà cầm quyền Việt Nam đang thực hiện cho thấy họ coi đất đai, môi trường là tài nguyên để khai thác, mua bán, đổi chác. Họ không còn nhận ra hay nhận ra mà không thèm đoái hoài đến việc đất đai, môi trường chính là “nơi ăn chốn ở” của con người.

Đức Phanxicô từng nói: “Người cộng sản cầm nhầm cờ của chúng tôi, lá cờ người nghèo”. Ở đây hình như người cộng sản cũng đang tạo ra một công cụ thô lậu, méo mó, giả mạo công cụ “của cải có mục tiêu phổ quát” của Giáo hội Công giáo.

Can Đê

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube