Caritas yêu cầu chính phủ Venezuela cho phép viện trợ nhân đạo

Giám đốc Tổ chức Caritas Venezuela, bà Janeth Márquez, cho biết họ một lần nữa yêu cầu chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro mở ra “một cánh cửa rộng lớn cho viện trợ nhân đạo” nhằm giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt do cuộc khủng hoảng kinh tế.

Venezuelan_president_Nicolas_Maduro_speaks_in_an_act_to_support_to_Assembly_Constituent_Credit_Marcos_Salgado_Shutterstock_CNA

 

Trong một tuyên bố được phát sóng ngày 24 tháng 4 bởi EWTN Noticias, bà Márquez cũng đề nghị rằng kênh nhân đạo này cũng cần phải tính đến sự tham gia của nhiều cơ quan hơn. Ngoài ra, bà cho biết rằng “cũng cần có các tiêu chí để rõ ràng về tính sẵn có, sự minh bạch và đặc biệt là cách thức và địa điểm nơi mà viện trợ nhân đạo sẽ được chuyển đến”.

Caritas Venezuela đã yêu cầu cho phép việc tiếp nhập viện trợ nhân đạo kể từ năm 2015 để đối phó với tình trạng khẩn cấp do tình trạng thiếu lương thực và thuốc men.

Bà Márquez giải thích rằng khi Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố cho phép Hội Chữ thập đỏ tiếp nhận viện trợ vào ngày 11 tháng 4, đây là một điều “hết sức cụ thể” và bao gồm “không chỉ có các vấn đề về chăm sóc sức khỏe cần phải thực hiện với các trang thiết bị y tế và phẫu thuật”.

Bà Márquez cho biết rằng trong khi sự cho phép đang trong quá trình được chấp thuận, tổ chức Caritas bắt đầu theo dõi tình hình để xác định các nhu cầu ưu tiên.

“Chúng tôi xem xét sự cho phép một cách tích cực bởi vì nó mở ra cánh cửa cho điểu mà hiện nay đồng nghĩa với sự hợp tác cũng như sự liên đới của các quốc gia khác; nhưng nó tiếp tục một cách hết sức cụ thể”, bà Márquez nói.

Tuy nhiên, bà lưu ý về sự cấp thiết đối với việc cho phép tiến nhận thêm viện trợ ở cấp độ quốc tế, với sự tham gia của nhiều tổ chức hơn.

Liên quan đến những thách thức đối với hoạt động xã hội của Giáo hội Công giáo, bà giải thích rằng, “có rất nhiều vấn đề mà chúng ta gặp phải, và vì thế Giáo hội có những thách thức cụ thể: đầu tiên đó chính làcần phải ưu tiên các vấn đề, tức là chúng ta có thể hoạt động ở đâu”.

Bà cho biết rằng Giáo hội đã ưu tiên trẻ em dưới năm tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, những người lớn tuổi bị bỏ rơi và những người di cư. “Thách thức đó chính là có thể ưu tiên, cứu sống và giảm bớt tình trạng đau khổ”, bà Márquez nói.

Thử thách thứ hai đó chính là chăm sóc cho các “điều dưỡng viên” hỗ trợ cho công việc của Giáo hội: “Các nhân viên của chúng ta, những người đang cung cấp các dịch vụ chăm sóc và viện trợ cũng gặp phải nhiều vấn đề, và vì vậy điều quan trọng là phải xây dựng các chính sách để hỗ trợ họ”, bà Márquez nói.

“Thử thách thứ ba liên quan đến thời gian và địa lý, bởi vì viện trợ lâu dài không thể được xem xét”. Bà Márquez lưu ý rằng, Giáo hội gặp phải những thách thức trong việc ủng hộ nên những thay đổi này nhất thiết cần phải mang tính cấu trúc”.

Liên quan đến cách thức cộng tác với công việc của Caritas, bà Márquez cho biết cách thức đầu tiên đó chính là “giúp chúng tôi làm cho vấn đề trở nên có thể nhìn thấy”. Thứ hai, “đối với những người dân ủng hộ ở nước họ để viện trợ quốc tế có thể tăng cường những thay đổi ở Venezuela”.

Ngoài ra, người dân có thể “giúp đỡ các tổ chức xã hội dân sự hoặc Giáo hội để họ có thể phát triển, ví dụ như, các trung tâm chăm sóc trẻ em suy dinh dưỡng, mua các nhu yếu phẩm chẳng hạn như nước, ác vật dụng vệ sinh và thực phẩm”.

Bà Márquez cũng đã bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hợp tác của nhiều người. “Tất cả sự liên đới này vốn xuất phát từ cánh cửa này cho đến cửa khác giúp Giáo hội tiếp tục hoạt động và phục vụ người dân của mình, cũng như chăm sóc những người dễ bị tổn thương nhất”, bà Márquez nói.

Cuối cùng, bà Márquez khuyến khích sự hợp tác với tổ chức Caritas Venezuela, và đồng thời tiếp tục cầu nguyện để “viện trợ nhân đạo có thể được chuyển đến Venezuela và cải thiện tình hình ở đất nước này”.

Bản tin mới nhất từ tổ chức Caritas Venezuela, được xuất bản vào tháng 11 năm 2018, cho biết rằng việc đánh giá đã được thực hiện đối với trẻ em tại 7 Giáo phận cho thấy rằng 57% trẻ vị thành niên bị suy dinh dưỡng, hoặc có nguy cơ trở thành như vậy.

Họ cũng chỉ ra rằng 31% các gia đình đã không có nước máy trong tuần trước hoặc việc cung cấp nước ít hơn ba ngày một tuần.

Liên quan đến yếu tố di cư, 55% hộ gia đình trả lời rằng một số thành viên trong gia đình họ đã di cư. Theo các hộ gia đình được phỏng vấn, 40% đã rời bỏ đất nước để tìm kiếm các cơ hội kinh tế tốt hơn.

Dưới thời chính quyền xã hội chủ nghĩa của Tổng thống Maduro, Venezuela đã bị tàn phá bởi tình trạng bạo lực và biến động xã hội, với sự thiếu hụt trầm trọng và tình trạng siêu lạm phát đã dẫn đến việc 3 triệu người di cư.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube