Vatican có tiếng nói trong thế giới AI

Đức Thánh Cha Phanxicô vừa công bố hai văn bản quan trọng về sự phát triển trí tuệ nhân tạo và những hậu quả của nó, đồng thời nhấn mạnh nguy cơ của việc đánh mất nhân tính.

Ảnh: Mike MacKenzie-(CC BY 2.0)

Ảnh: Mike MacKenzie-(CC BY 2.0)

Đức Thánh Cha Phanxicô không thể tìm ra một ví dụ nào tốt hơn để minh họa cho mối đe dọa mà AI có thể gây ra. Trong vài ngày qua, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội của Đức Hồng Y Aguiar người Mexico đã ca ngợi những ưu điểm của một giải pháp thần kỳ để chống lại bệnh tiểu đường.

Đứng trong văn phòng của mình trong bộ áo Hồng y, Đức Tổng Giám mục Mexico quảng cáo một loại thuốc được cho là có thể giúp ngài đánh bại căn bệnh này. Nhưng trên thực tế, tất cả chỉ là dối trá: Video của vị Hồng y chẳng qua chỉ là một “sự giả mạo như thật” (deep fake), một thủ thuật được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo. Công ty chỉ là chiếm đoạt video lời chúc Giáng sinh của Đức Hồng Y Aguiar.

Trí tuệ nhân tạo và hòa bình

Vụ việc không hề tầm thường. Và Tòa Thánh đã hoàn toàn nhận thức được điều đó. Trong khoảng thời gian ba tuần lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuất bản hai văn bản quan trọng về những thách thức mà trí tuệ nhân tạo đặt ra cho nhân loại. Một văn bản đã được công bố nhân Ngày Thế giới Hòa bình năm nay vào ngày 1 tháng 1, trong một thông điệp truyền thống bày tỏ những mối bận tâm sâu sắc nhất của quốc gia nhỏ nhất thế giới.

Đối với người đứng đầu Giáo hội Công giáo, sự phát triển công nghệ chóng mặt này làm dấy lên lo ngại về hàng loạt những rủi ro đối với nhân loại. Các mối đe dọa như “chiến dịch thông tin sai lệch”, “phân biệt đối xử, can thiệp vào vấn đề bầu cử, sự trỗi dậy của một xã hội giám sát, sự loại trừ kỹ thuật số và sự trầm trọng thêm của chủ nghĩa cá nhân ngày càng xa rời xã hội”.

Đi sâu hơn nữa vào cuộc sống cụ thể của hàng triệu công dân, Đức Thánh Cha lo ngại rằng AI giờ đây có thể xác định “độ tin cậy của người nộp đơn xin thế chấp, sự phù hợp của một cá nhân đối với công việc, khả năng tái phạm của người bị kết án hoặc quyền được tị nạn chính trị hoặc trợ giúp xã hội”.

Việc lạm dụng AI để tấn công và kiểm soát

“Chính trí tuệ nhân tạo phục vụ mục đích chiến tranh khiến chúng ta sợ hãi nhất”, Đức Hồng Y Czerny, Chủ tịch Thánh Bộ Cổ võ Sự phát triển Con người Toàn diện, cho biết khi trình bày thông điệp của Đức Thánh Cha tại Rôma.

Đức Hồng Y Czerny kêu gọi cộng đồng quốc tế “đảm bảo sự giám sát đầy đủ, có ý nghĩa và chặt chẽ của con người đối với các hệ thống vũ khí sát thương tự động”, điều vốn “không bao giờ có thể là chủ thể chịu trách nhiệm về mặt đạo đức”. Nói rộng hơn, Đức Hồng Y Czerny kêu gọi thông qua “một hiệp ước quốc tế mang tính ràng buộc” để điều chỉnh việc phát triển và sử dụng AI.

Trong thế giới truyền thông

Văn bản thứ hai của Đức Thánh Cha về vấn đề này được đưa ra vào ngày 24 tháng 1, nhân dịp Lễ Thánh Phanxicô de Sales – Quan Thầy của các nhà báo và các nhà truyền thông – do đó là Ngày Thế giới Truyền thông.

Trong một bài suy tư dài về trí tuệ nhân tạo và những tác động của nó đối với vấn đề giao tiếp và xã hội, condition đã đề cập đến “bóng ma của một hình thức nô lệ mới” và đồng thời cảnh báo về “khả năng một số ít người được chọn có thể điều khiển suy nghĩ của những người khác”.

“Chúng ta có quyền quyết định liệu chúng ta sẽ trở thành thức ăn cho các thuật toán hay sẽ nuôi dưỡng trái tim của chúng ta bằng sự tự do mà nếu không có điều đó thì chúng ta không thể phát triển trí tuệ”, Đức Thánh Cha kết luận.

Đức Giáo Hoàng không phải là “người sợ công nghệ”

Tuy nhiên, những cảnh báo mạnh mẽ này về những mối đe dọa có thể có của AI đối với nhân loại không khiến Giáo hội trở thành một tổ chức bác bỏ sự tiến bộ kỹ thuật. Trên thực tế, Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta đừng “bác bỏ ‘cái mới’”, mà thay vào đó hãy “hướng dẫn sự biến đổi văn hóa này để phục vụ một mục đích tốt đẹp”, tin rằng thời đại của chúng ta chắc chắn “giàu công nghệ” nhưng “nghèo về nhân tính”.

Mathieu Guillermin là giảng viên người Pháp tại Đại học Công giáo Lyon, người đã đến Rôma để trình bày thông điệp của Đức Thánh Cha về hòa bình. Ông cũng không nhận thấy bất kỳ “sự từ chối mang tính sợ công nghệ” nào ở Đức Thánh Cha, người có thể vui mừng trước “những tiến bộ phi thường” vốn đã làm giảm bớt “vô số những bệnh tật”.

Vatican cũng không ngây thơ về tương lai của Trí tuệ nhân tạo, điều chắc chắn sẽ tiếp tục mang lại “những thay đổi sâu sắc trong cuộc sống của con người”, theo những người ký kết Lời kêu gọi từ Rôma về Đạo đức AI vào năm 2020, một tuyên bố được soạn thảo dưới sự thúc đẩy của Học viện Giáo hoàng về Sự sống.

Đức Tổng Giám mục Paglia ở Ấn Độ trò chuyện về AI

Các bên ký kết tài liệu ủng hộ việc phát triển các công nghệ minh bạch, toàn diện, có lợi cho xã hội và có trách nhiệm hơn, bao gồm Microsoft, IBM và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). Khoảng 200 trường đại học, công ty và ngành công nghiệp trong lĩnh vực này cũng tán thành tài liệu.

Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Học viện Giáo hoàng, đang tích cực thúc đẩy các nguyên tắc của tuyên bố này để hướng dẫn “sự đổi mới tốt đẹp”. Đức Tổng Giám mục Paglia đã đến Ấn Độ vào Chúa nhật, ngày 28 tháng 1 và trong một tuần, đã tổ chức một loạt các cuộc họp. Ngài cũng đã trình bày Lời kêu gọi từ Rôma và khuyến khích sự suy tư ở một đất nước có gần 700 triệu người sử dụng Internet trong tổng số hơn 1,4 tỷ người sử dụng Internet trên thế giới.

 Tại Vatican, các tổ chức khác đang tham gia vào động lực suy ngẫm về AI, bao gồm Bộ Văn hóa và Giáo dục và cơ quan dành riêng về lĩnh vực văn hóa kỹ thuật số, Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diệnHọc viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội, nơi có những nỗ lực được dẫn đầu bởi Nữ tu Dòng Đa Minh Helen Alford, một chuyên gia về đạo đức kinh doanh được đào tạo tại Cambridge.

Minh Tuệ (theo Aleteia)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube