Thượng Hội Đồng Giám Mục: Vấn đề ma túy và các Kitô hữu bị bách hại - những vấn đề bị lãng quên

Tại cuộc họp báo hàng ngày, hai vấn đề đã bị quên lãng – Vấn đề ma túy và các Kitô hữu bị bách hại – đã được đề cập bởi các Nghị phụ hiện diện.

Tiến sĩ Paolo Ruffini, Tổng Trưởng Bộ Truyền thông của Vatican, đã khai mạc cuộc họp báo hàng ngày bằng cách cho biết rằng công việc đối với phần thứ hai của Văn kiện làm việc (Instrumentum Laboris) đã hoàn tất.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422-38Sau đó, Tiến sĩ Ruffini đã liệt kê những vấn đề mà Thượng Hội đồng đề cập. Ông đã đề cập đến những vấn đề chẳng hạn như di dân, tự do, luân lý tính dục, mầu nhiệm sự ác trên thế giới, công lý và cuộc đấu tranh cho phẩm giá con người. Ông cũng cho biết thực tế rằng những người trẻ tuổi không thích thói giả nhân giả nghĩa đã được nhấn mạnh. Ông cho biết rằng một số ý tưởng đã được chia sẻ – những vấn đề chẳng hạn như việc quy tụ các Giáo xứ từ các khu vực khác nhau trên thế giới lại với nhau để những người trẻ tuổi có thể chia sẻ thông tin và tìm hiểu về các bối cảnh khác nhau. Tiến sĩ Ruffini cũng chia sẻ rằng có một gợi ý rằng cơ cấu Giáo xứ cần phải được thay đổi để những người trẻ có thể tìm thấy một ngôi nhà nơi các Giáo xứ địa phương của họ.

Vấn đề ma túy

Đức Tổng Giám mục Jaime Spengler, O.F.M., đến từ Brazil, chia sẻ rằng Thượng Hội đồng Giám mục đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau nhưng lại không đề cập đến vấn đề ma túy một cách đầy đủ. Vấn đề này, ở Brazil, đã ảnh hưởng đến rất nhiều người dân và nhiều gia đình. Đức TGM Spengler cho biết rằng mặc dù so sánh không có giá trị bởi vì số lượng dân số rất khác nhau, điều thú vị cần phải ghi nhận đó chính là ở Brazil nhiều người bị giết chết bởi ma túy hơn là do cuộc chiến tranh ở Syria. Đức TGM Spengler cũng cho biết rằng những người trẻ tuổi chính là những nạn nhân bi thảm của việc buôn bán ma túy.

Đức Tổng Giám mục cũng Spengler cho biết rằng các lĩnh vực trong xã hội muốn tự do hóa một số loại ma túy. Điều này, Đức TGM Spengler nói, cũng giống như việc thúc đẩy tình trạng nghiện ngập, thế nhưng chính phủ và xã hội lại không hề cam kết trong việc giúp đỡ những người trẻ nghiện ma túy. Ngài cho biết rằng nhiều người trẻ nghiện ma túy phải chịu đựng sự giày vò và cẩm thấy rất khó để quay lại cuộc sống bình thường.

Đức TGM Spengler cho biết rằng Giáo Hội đã thực hiện những công việc phi thường và đồng thời cố gắng tạo ra những cơ hội để giúp những người trẻ tuổi quay trở lại. Đức TGM Spengler đưa ra lời kêu gọi để Thượng Hội đồng Giám mục không bỏ quên thực tế tàn nhẫn của vấn đề ma túy. Đức TGM Spengler cũng cho biết rằng những kẻ buôn bán bạch phiến đã dẫn đến những cái chết và quả thực khó có thể tìm được một gia đình nào không phải đối mặt với vấn đề này. Đã tồn tại một cuộc tàn sát diễn ra ở các khu vực ngoại ô của các thành phố lớn ở Brazil mỗi cuối tuần vốn kêu gào vấn đề công lý, Đức TGM Spengler nói.

Các Kitô hữu bị bách hại

Đức Hồng y Louis Raphaël I Sako, Thượng Phụ Nghi lễ Chaldean thành Babylon, người đứng đầu Giáo hội Nghi lễ Chaldean, Iraq, cho biết rằng trong Văn kiện làm việc (Instrumentum Laboris), rất nhiều vấn đề đã được liệt kê. Ngài than phiền rằng Văn kiện làm việc đã không hề đề cập đến các Kitô hữu trẻ bị bức hại.

Đề cập đến vấn đề viện trợ cho các Kitô hữu bị bức hại, Đức Hồng y Sako cho biết rằng đã có nhiều lời hứa hẹn được đưa ra thế nhưng không có hành động nào được thực hiện. Ngài nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế phải giúp các Kitô hữu có thể tiếp tục ở lại nơi mà họ đang sinh sống, giúp tạo công ăn việc làm, sửa chữa nhà cửa của họ và đồng thời mang lại họ hy vọng. ĐHY Sako cũng đã nhấn mạnh rằng việc để cho các nước, chẳng hạn như Iraq, trở nên những nơi ‘đồng không mông quạnh’ chính là một tội ác nghiêm trọng. Nếu như các Kitô hữu tiếp tục bỏ đi, ĐHY Sako cho biết rằng họ sẽ đánh mất đi bản sắc và di sản của mình. Ngài cho biết rằng Hungary đã đóng góp đáng kể cho việc giúp các Kitô hữu ở Iraq và Syria xây dựng lại nhà cửa, trường học và các ngôi nhà thờ của họ.

ĐHY Sako cho biết rằng các giám mục và linh mục có trách nhiệm to lớn trong việc lắng nghe những ước mơ, hy vọng cũng như những nỗi sợ hãi của tất cả những người trẻ tuổi.

Đức Hồng y Sako cho biết rằng những người trẻ lo sợ trong việc cam kết, cả đối với sứ vụ tư tế lẫn đời sống tu trì, cũng như đối với vấn đề hôn nhân. Họ sợ rằng các cam kết sẽ thất bại, ĐHY Sako chia sẻ.

Thượng Hội Đồng Giám Mục giống như một ngôi trường hay một cuốn sổ tay

Đức Hồng y Sako chia sẻ rằng Thượng Hội đồng Giám mục giống như một ngôi trường mà trong đó tất cả mọi người đều học hỏi lẫn nhau. Ngài cho biết rằng Thượng Hội đồng đang tìm kiếm một thứ ngôn ngữ nói với giới trẻ. Thông thường, ĐHY Sako lưu ý, Giáo Hội sử dụng ngôn ngữ truyền thống, thế nhưng, một điều gì đó mới mẻ là hết sức cần thiết, phù hợp với giới trẻ. ĐHY Sako cũng bày tỏ lo ngại khi có quá ít người trẻ tham dự Thượng Hội đồng, Ngài cũng cho biết rằng Ngài đã hy vọng về việc sẽ có đông đảo bạn trẻ tham dự hơn.

Đức Hồng y Sako cũng cho biết rằng đó không phải là tài liệu chung kết vốn vô cùng quan trọng. Điều quan trọng đó chính là tinh thần và hy vọng mà Thượng Hội đồng Giám mục cung cấp cho những người trẻ tuổi.

Đức Hồng y Peter Kodwo Appiah Turkson, Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện, đã sử dụng hình ảnh của một “cuốn sổ tay” để mô tả về những công việc của Thượng Hội đồng Giám mục. Thượng Hội đồng Giám mục giống như một cuộc tụ họp mà trong đó, những người trẻ tuổi, cùng với các giám mục, đang soạn thảo những cuốn sách chỉ dẫn cho đời sống của người trẻ. Ngài chia sẻ rằng khi những người trẻ viết nên cuốn sách hướng dẫn này, họ được hướng dẫn bởi các giá trị được trích dẫn từ Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo. Những nguyên tắc này, ĐHY Turkson nói, sẽ giúp cung cấp cho họ một định hướng cơ bản cho toàn bộ cuộc sống của họ.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube