Thông điệp Laudato Si được áp dụng vào thực tế

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 18-05-2017 | 06:46:53

Ngày càng có nhiều tổ chức Công giáo từ khắp nơi trên thế giới cam kết giảm đầu từ vào các loại nhiên liệu hóa thạch

Cứ hàng tháng, đều có sự gia tăng số lượng các tổ chức Công giáo thuộc các lục địa khác nhau – trong một nỗ lực nhằm biến thông điệp Laudato Si trở thành một loại sổ tay lối sống thực tiễn – đã quyết định chấm dứt mọi hình thức đầu tư liên quan đến ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Đối với 18 tổ chức trước đây đã tham gia chiến dịch giảm kinh danh nhiên liệu hóa thạch, vào ngày 10/5 vừa qua, 9 tổ chức khác đã tham gia, đưa đến con số 27 tổ chức trong tổng số các tổ chức Công giáo – bao gồm các tu sĩ dòng Phanxicô và Dòng Tên – những người sẽ sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để làm chậm lại quá trình thay đổi khí hậu đang diễn ra. Trong vòng vài năm, chiến dịch đã ghi nhận trên 700 nhà đầu tư trên khắp thế giới vốn đang quản lý các cơ sở vật chất trị giá khoảng 5,5 nghìn tỷ đô la.

Các nhiên liệu hoá thạch như than đá và dầu khí chính là nguyên nhân chính gây ra lượng khí thải nhà kính chịu trách nhiệm đối với việc biến đổi khí hậu, cuối cùng là làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói ở nhiều nơi trên thế giới. Năm 2016, khi nhiệt khí đã vượt qua những kỷ lục chưa từng thấy vào năm 2014 và 2015.

trees-790220__340-kIcG-U11002809988195tRG-1024x576@LaStampa.it“Phản ứng của người Công giáo đối với vấn đề thay đổi khí hậu đang tiến triển theo cấp số nhân”, Tomas Insua – Giám đốc Phong trào Thay đổi Khí hậu Thế giới, trong số những người ủng hộ chính của chiến dịch cùng với tổ chức FOCSIV, cho biết. “Việc từ chối đầu tư nhiên liệu hóa thạch, lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái các nhà thờ, và nhiều hành động cụ thể khác, sẽ có những tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân”.

Gianfranco Cattai – Chủ tịch tổ chức FOCSIV (Italy) vang vọng: “Chúng tôi rất lấy làm lo lắng rằng hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ không đưa ra những cam kết về khí hậu mang tính ràng buộc về pháp lý và sẽ đặt ra các mục tiêu ít tham vọng hơn so với ở Paris. Sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi các hiệp định có thể gây ra một sự bế tắc về mặt chính trị. Sự cam kết của nhiều tổ chức Công giáo nhân danh ‘Laudato Si’ là một dấu hiệu quyết định đối với sự thay đổi. “FOCSIV và Phong trào Thay đổi Khí hậu Thế giới, cùng với Giáo phận Bologna và Hội đồng Giám mục Ý, sẽ tiếp tục huy động các Giáo phận để giảm đầu tư và tái đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh G7 về Môi trường dự định sẽ được tổ chức tại Bologna vào ngày 8/6 sắp tới, với sự có mặt của vị Giám mục của thành phố, Đức Tổng Giám mục Zuppi và Bộ trưởng Galletti.

Hội thảo lần trước vào tháng Giêng về Thông điệp Laudato Si và sự đầu tư của người Công giáo, với sự tham dự của ĐHY Turkson – Tổng trưởng Thánh Bộ Phát triển Con người Toàn diện – được biết đến như là cố vấn thân mật của ĐTC Phanxicô về các vấn đề môi trường – và cựu thượng nghị sĩ của Liên Hiệp Quốc về vấn đề khí hậu – ông Christiana Figueres – đã tăng tốc chiến dịch và khởi sự một chu trình vốn đang ngày càng trở nên đạo đức. Các mục tiêu dự kiến đầu tiên sẽ thu hút các đại diện của gần 200 quốc gia đã tập trung tại Bonn (từ ngày 8/5 đến 18/5) cho các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu của UNFCCC và để tham gia cùng với các nhà lãnh đạo có quyền lực nhất trên thế giới sẽ có mặt tại Hội nghị thượng định G7 lần thứ 43 được tổ chức tại Sicily từ ngày 26/5 đến ngày 27/5 sắp tới.

“Ngoài việc các thành viên ngày càng gia tăng”, Andrea Stocchiero – Cán bộ Chính sách FOCSIV, giải thích, “điều rất quan trọng đó là kích thích sự thay đổi các mô hình tài chính nhằm đưa ra các tiêu chí xã hội và sự bền vững trong các lựa chọn đầu tư của họ. Vấn đề cơ bản như đã được báo cáo bởi thông điệp này đó là phải sửa đổi mô hình tài chính kỹ thuật mà cho đến nay đã hỗ trợ mô hình phát triển toàn cầu, vốn đã chứng tỏ là không bền vững”.

Việc chăm sóc môi trường, việc thay đổi cá nhân và những nguyên lý căn bản thông thường của lối sống hướng tới một nền văn hoá tôn trọng và cứu rỗi, cũng chính là nền tảng của một thái độ hòa bình đối với mọi người, như đã được Sơ Sheila Kinsey – một nữ tu thuộc Dòng Franciscan Wheaton (Hoa Kỳ) giải thích, đây là một trong những Dòng tu đã tham gia chiến dịch.

“Chúng tôi nguyện cam kết, như một cộng đoàn, nhằm tương phản vấn đề bạo lực với con người và môi trường. Chúng tôi là những nữ tu thuộc Dòng Franciscan và như Đấng sáng lập đã nhắc nhở, Trái đất chính là người chị em của chúng ta. Thế hệ của chúng ta phải tạo ra sự khác biệt và phải tiến hành ngay từ bây giờ. Như nhiều nghiên cứu cho thấy, chúng ta vẫn còn kịp thời gian. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thành công, nó thực sự là vì đã quá trễ”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube