Sức mạnh tổng hợp giữa các Giáo hội nhằm bảo vệ phẩm giá và quyền của trẻ em ở châu Á

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 22-09-2018 | 22:44:35

Jakarta (Agenzia Fides) – “Ở châu Á, trẻ em tiếp tục trở thành nạn nhân của hiện tượng ngày càng trở nên tồi tệ và những tình huống ảnh hưởng đến phẩm giá và quyền lợi của chúng. Vì lý do này, chúng ta cần phải cùng nhau làm việc trong sức mạnh tổng hợp”, Đức Tổng Giám mục Tin lành Willem T. P Simmermata, điều phối viên của Hội nghị Kitô giáo Châu Á (CCA), phát biểu với Agenzia Fides.

primopiano_6703Tại một hội nghị kéo dài ba ngày về “Hỗ trợ phẩm giá và quyền của trẻ em: vai trò của Giáo hội tại châu Á” được tổ chức trong những ngày gần đây ở Jakarta bởi CCA, Đức TGM Simmermata cho biết rằng “Giáo hội và các tổ chức của chúng ta phải là nơi chào đón trẻ em. Các Giáo hội châu Á phải hợp tác với các chính phủ, các tổ chức quốc gia, khu vực và liên chính phủ và với các tổ chức xã hội dân sự để bảo vệ quyền của trẻ em”. Hội nghị có sự tham dự của 56 đại biểu đại diện cho các Giáo hội, các cơ quan tôn giáo, các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự ở châu Á.

Tổng thư ký của CCA, ông Mathews George Chunakara, cho biết rằng “bất chấp những tiến bộ công nghệ trong thế giới số hóa và toàn cầu hóa ngày nay, hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới vẫn tiếp tục bị ngược đãi và bóc lột, và châu Á cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong thời đại kỹ thuật số như của chúng ta, hàng triệu trẻ em không có khả năng có bất kỳ đặc quyền hoặc quyền tiếp cận với những nhu cầu cơ bản, trong khi những đứa trẻ khác lại trở nên phụ thuộc vào công nghệ hiện đại và đồng thời bị mắc kẹt bởi sự tiến bộ công nghệ”.

Ông Chunakara cũng báo cáo những ví dụ và thống kê về việc trẻ em ở nhiều khu vực ở châu Á ngày càng trở thành nạn nhân của tình trạng đói nghèo, bạo lực, xung đột sắc tộc, chiến tranh, nạn buôn người, lao động cưỡng bức và bị buộc phải di tản, hoặc không quốc tịch, do đó thiếu đi bất kỳ sự công nhận tối thiểu nào đối với tình trạng của chúng.

Trong phần thuyết trình báo cáo về “Trẻ em trong các tình huống xung đột”, Budi Soehardi đến từ trại trẻ mồ côi ở Rosalin, Kupang (Tây Timor) cho biết rằng “cần phải cấp bách thúc đẩy ý tưởng trong các cộng đồng châu Á rằng tất cả mọi trẻ em đều có quyền không phải chịu đựng sự tra tấn hoặc các hành vi đối xử tàn ác, hoặc các hình phạt vô nhân đạo hoặc đánh mất phẩm giá con người”.

Yuyum Fhanhni Paryani, thuộc Ủy ban Bảo vệ quyền trẻ em châu Á, cho biết rằng “Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em ở châu Á nhằm mục đích thay đổi cuộc sống của trẻ em. Xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo cũng có vai trò quan trọng trong việc thuyết phục các chính phủ châu Á thực hiện các nghĩa vụ ràng buộc đối với các quốc gia”.

CCA là một tổ chức đại kết thúc đẩy tinh thần hiệp nhất, huynh đệ và liên đới giữa các Kitô hữu thuộc tất cả mọi giáo phái, và trong đó bao gồm cả Giáo hội Công giáo ở châu Á.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube