Phó Tổng thống Hoa Kỳ Pence hứa sát cánh với các Kitô hữu bị bách hại

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 13-05-2017 | 17:28:32

Hôm thứ Năm 11/5, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence cam kết sẽ cầu nguyện và hỗ trợ cho các Kitô hữu bị bách hại trên toàn cầu, cũng như các thành viên thuộc các tôn giáo khác bị bách hại vì tín ngưỡng của họ.

Mike_Pence_Credit_Evan_El_Amin_Shutterstock_CNA

“Đức tin của anh chị em đã truyền cảm hứng cho tôi, nó khiến cho tôi cmar thấy hổ thẹn, và nó truyền cảm hứng cho tất cả những ai đang nhìn vào ngày hôm nay”, ông Pence cho biết khi phát biểu các Kitô hữu đang bị bách hại, trong đó bao gồm Cha Douglas Bazi, một linh mục Công giáo Chalde tại Irac, sống sót sau vụ bắt cóc và tra tấn vào năm 2006 trước khi phục vụ cho các Kitô tị nạn phải chạy trốn khỏi ISIS vào năm 2014.

“Thay mặt Tổng thống Hoa Kỳ, tôi muốn nói những từ trái tim tôi” – ông Pence tiếp tục – “chúng tôi sẽ cùng đồng hành với anh chị em, chúng tôi sẽ sát cánh bên cạnh anh chị em”.

Hôm 11 tháng 5 vừa qua, Phó Tổng thống đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới lần thứ nhất về Bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại, do Hiệp hội Truyền giáo Billy Graham tổ chức tại Washington, D.C.

Hội nghị thượng đỉnh này quy tụ các nhà lãnh đạo Kitô giáo và các nhóm từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm các giáo sĩ đến từ các Giáo hội Tin Lành, Chính thống và Công giáo La Mã, các thành viên hiện tại và trước đây của Quốc hội, và đại diện của Open Doors USA, Samaritan’s Purse, và tổ chức Sáng kiến Wilberforce thế kỷ 21.

Hội nghị thượng đỉnh này cũng nhằm gây sự chú ý đến hoàn cảnh của các Kitô hữu bị bách hại và đồng thời bênh vực cho quyền lợi của họ ở các quốc gia nơi họ bị nhắm mục tiêu hoặc quấy rối vì niềm tin của họ. Hiện diện tại sự kiện là các Kitô hữu bị bách hại đến từ 130 quốc gia.

Hôm thứ Năm 11/5 vừa qua, Phó Tổng thống Pence đã vinh danh Đức Hồng Y Donald Wuerl Địa phận Washington, và Tổng Giám mục Christophe Pierre, Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. Ông cũng đã vinh danh Đức TGM Hilarion, Tổng giáo phận Volokolamsk thuộc Giáo hội Chính thống Nga và Đức TGM Tikhon – TGM Chính Thống tại Hoa Kỳ.

“Mỗi người trong anh chị em đều chứng kiến sức mạnh của chân lý có thể biến đổi đời sống”, ông Pence nói.

Hội nghị được tổ chức vào thời điểm mà hàng triệu Kitô hữu phải đối diện với bạo lực, sách nhiễu và bị cầm tù ở hơn 100 quốc gia. Ông Pence đã ghi nhận những vụ đánh bom gần đây nhằm vào các Nhà thờ Coptic ở Ai Cập hôm Chúa nhật Lễ Lá và việc phá hủy các nhà thờ tại Irac như nhữngví dụ điển hình.

“Tôi tin rằng những tội ác của ISIS chẳng kém gì tội ác diệt chủng chống lại những người theo đức tin Kitô giáo và đã đến lúc thế giới cần phải mạnh mẽ lên án”, ông nói.

Đức TGM Hilarion, Tổng giáo phận Volokolamsk thuộc Giáo hội Chính thống Nga – Chủ tịch Ban Đối Ngoại Tòa Thượng Phụ Matxcơva, cũng đã phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm.

Thế kỷ 21 đã mang lại một “làn sóng bách hại mới khủng khiếp đối với các Kitô hữu” – ông Pence ch biết – “đặc biệt nghiêm trọng ở những quốc gia mà tôn giáo chiếm ưu thế là Hồi giáo”.

“Tuy nhiên, những kẻ bách hại không phải là những người Hồi giáo ôn hòa” – ông Pence cho biết thêm – “nhưng những kẻ cực đoan và những kẻ khủng bố đang ẩn náu dưới những khẩu hiệu và hùng biện Hồi giáo”.

Ông kêu gọi “các nhà lãnh đạo Hồi giáo trên khắp thế giới phải lên án chủ nghĩa khủng bố như là điều mâu thuẫn với những lời dạy của kinh Koran”, và “mong rằng lời lên án rõ ràng và chính xác này vang lên từ môi miệng của các nhà lãnh đạo các nước như Ả-rập Xê-út, Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đức TGM Hilarion cũng chỉ ra rằng Trung Đông và Bắc Phi là những khu vực nơi mà các Kitô hữu đặc biệt bị nhắm mục tiêu, và nằm trên con đường của những lợi ích chính trị hoặc kinh tế của những lực lượng không ngại việc sử dụng bọn khủng bố để theo đuổi những mục đích cá nhân của họ, giả vờ như họ đang đấu tranh cho tự do và dân chủ”.

Cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu và đói thoại liên tôn chính là chìa khóa để cộng đồng quốc tế liên kết để có thể giúp đỡ các Kitô hữu bị bách hại, ông nhấn mạnh.

Sự cần thiết phải hành động

Ông Pence cam kết cầu nguyện và bày tỏ sự ủng hộ của chính quyền Tổng thống Trump đối với các Kitô hữu bị bách hại. Và sự hỗ trợ này mở rộng ra những người thuộc tất cả các tín ngưỡng đang bị nhắm mục tiêu vì niềm tin của họ, ông Pence tiếp tục.

“Hãy yên tâm, tại Trung Đông, Bắc Phi, hay bất cứ nơi nào xảy ra những cuộc bách hại khủng khiếp, Hoa Kỳ sẽ sát cánh với những người bị nhắm mục tiêu và đau khổ vì niềm tin của họ, cho dù đó là Kitô giáo, Yazidi, Shi’a, Sunni, hoặc bất kỳ tín ngưỡng khác, cam kết của tổng thống đó là bảo vệ những người có đức tin”, ông Pence nhấn mạnh.

“Các tín đồ của các tôn giáo khác trên toàn thế giới cũng đã không tránh khỏi các cuộc bách hại” – ông Pence cho biết thêm – “và chúng tôi cũng sẽ lên tiếng và cầu nguyện cho họ. Vì như lịch sử đã chứng minh, cuộc bách hại đối với một tôn giáo cuối cùng cũng chính là cuộc bách hại đối với tất cả các tín hữu”.

Tổ chức Lantos Foundationgần đây đã gửi một lá thư tới Tổng thống Trump yêu cầu ông cần phảo đưa ra một “động thái nhanh chóng” và đề cử một Đại sứ lưu động về vấn đề Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng như Đặc phái viên thực hiện việc Giám sát và Chống lại Chủ nghĩa bài Do Thái.

“Tình trạng nguy hiểm đối với vấn đề tự do tôn giáo trên toàn cầu khẳng định sự khôn ngoan của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý để giải quyết những lạm dụng này và đồng thời đảm bảo rằng chính sách đối ngoại của chúng ta vẫn tập trung vào việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản này”, tổ chức khẳng định, đồng thời cho biết vị thế của Đặc phái viên và Đại sứ “là những thành phần hoàn toàn quan trọng của khung pháp lý”.

Tổng thống Obama đã không đề cử một Đại sứ lưu động về vấn đề Tự do Tôn giáo Quốc tế cho đến hơn một năm sau khi ông nhậm chức. Khi đại sứ đầu tiên của ông – ông Suzan Johnson Cook –  từ chức vào năm 2013, không có đại sứ nào khác được đề cử cho đến tháng 7 năm 2014, với ông Rabbi David Saperstein – người đã phục vụ cho nhiệm kỳ còn lại của Tổng thống Obama.

Nga cũng đã có những mối bận tâm nghiêm túc đối với vấn đề ngược đãi quyền tự do tôn giáo.

Ủy ban Tự do Tín ngưỡng Quốc tế Hoa Kỳ vừa ghi nhận, trong bản báo cáo hàng năm năm 2017, rằng “trên đất liền Nga vào năm 2016, theo luật mới, tất cả các bài phát biểu tôn giáo mang tính cá nhân chưa được nhà nước phê chuẩn đều bất hợp pháp, tôn giáo Nhân chứng Jehovah đứng trên bờ vực bị nghiêm cấm trên toàn quốc, và những người Hồi giáo vô tội đã bị buộc tội về tội khủng bố và chủ nghĩa cực đoan”.

Theo tờ Deseret News, luật hạn chế của Nga được cho là một động lực để Hội nghị thượng đỉnh Thế giới chuyển từ Moscow sang Washington, D.C.

Hôm thứ Năm vừa qua, Linh mục Franklin Graham lưu ý rằng hội nghị thượng đỉnh ban đầu dự định sẽ được tổ chức tại Moscow – nơi các Kitô hữu chịu đựng rất nhiều đau khổ dưới chế độ Cộng Sản. Tuy nhiên, Hiệp hội Truyền giáo Billy Graham đã chuyển địa điểm tổ chức từ Moscow sang Washington, D.C. vào năm ngoái.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube