Ngày Môi trường Thế giới 2018: “Giải quyết tình trạng ô nhiễm chất thải nhựa”

Nhân ngày Môi trường Thế giới năm 2018, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã đưa ra một thông điệp đơn giản: “Từ chối sử dụng đồ nhựa dùng một lần”.A dump for used plastic bottle in Hanoi, Vietnam

“Giải quyết tình trạng ô nhiễm chất thải nhựa” là chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới của Liên Hợp Quốc năm nay, thứ Ba 5/6. Chủ đề cho việc kỉ niệm sự kiện ngày 5 tháng 6 hàng năm chính là lời mời gọi để tạo ra những sự thay đổi trong cuộc sống hàng ngày để giảm gánh nặng của vấn đề ô nhiễm nhựa đối với những khu vực tự nhiên, cũng như môi trường hoang dã của chúng ta – và sức khỏe của chính chúng ta.

Nhựa dùng một lần

Bất chấp việc sử dụng nhiều đồ nhựa rất có ích, người dân ở khắp mọi nơi đã trở nên quá phụ thuộc vào việc sử dụng những loại đồ nhựa dùng một lần – với những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.

Trên thế giới, cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được người ta mua để sử dụng, và hàng năm, có tới 5 nghìn tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng. Tổng cộng, 50% nhựa được sử dụng một lần duy nhất.

Gần một phần ba số bao bì nhựa đã sử dụng không được thu gom, đồng nghĩa với việc nó sẽ làm tắc nghẽn các đường phố của thế giới và đồng thời gây ô nhiễm môi trường tự nhiên.

Những mẩu nhựa siêu nhỏ (microplastic)

Trong thông điệp nhân Ngày Môi trường Thế giới năm nay, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại nghiêm trọng khi nói rằng “thế giới của chúng ta hiện đang bị tràn ngập bởi các loại chất thải nhựa có hại”. “Mỗi năm, hơn 8 triệu tấn rác nhựa được tập kết ra các đại dương”, ông Guterres nói, đồng thời cho biết thêm rằng “những mẩu nhựa nhỏ trên các đại dương hiện nay thậm chí còn vượt quá con số những vì sao trong dải thiên hà của chúng ta”. Ô nhiễm nhựa thậm chí còn ảnh hưởng đến những khu vực xa xôi của hành tinh, bao gồm cả Bắc cực. “Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục gia tăng, vào năm 2050”, ông Guterres cảnh báo, “các đại dương của chúng ta sẽ chứa nhiều chất thải nhựa hơn là cả các loài cá”.

Microplastics là những mẩu nhựa nhỏ có chiều dài dưới năm milimét vốn có thể gây hại cho đại dương và các loại sinh vật dưới nước của chúng ta, và đồng thời chúng cũng đi vào các nguồn cung cấp nước và xâm nhập vào cơ thể con người. Các sinh vật biển, bao gồm cá cho con người, cũng bị ảnh hưởng bởi những mẩu nhựa siêu nhỏ này.

Nhựa chứa một số hóa chất, trong đó nhiều hóa chất độc hại hoặc phá hủy các kích thích tố. Nhựa cũng có thể phục vụ như một nam châm cho các chất gây ô nhiễm khác, bao gồm dioxin, kim loại và thuốc trừ sâu.

Ông Guterres đã đưa ra một thông điệp đơn giản nhân Ngày Môi trường Thế giới: “Từ chối sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Từ chối những gì bạn không thể tái sử dụng”.

ĐTC Phanxicô

ĐTC Phanxicô, một nhà bảo vệ môi trường đầy nhiệt huyết, đã công bố Thông điệp “Laudato Si” vào năm 2015, mà trong đó Ngài đã đưa ra một cách tiếp cận toàn diện đối với thế giới, với những liên hệ mật thiết về luân lý, đạo đức, xã hội và chính trị về con người.

ĐTC Phanxicô đã đánh dấu Ngày Môi trường Thế giới, hôm thứ Ba 5/6, khi đăng tải trên tài khoản tweet lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin hãy thức tỉnh nơi chúng con ý thức về việc ngợi khen và tạ ơn vì hành tinh này, cũng như vì tất cả mọi thứ Ngài đã tạo dựng”.

Narendra Modi, Thủ tướng Ấn Độ, quốc gia tổ chức Ngày Môi trường Thế giới năm nay, cũng đã đăng tải dòng tweet: “Chúng ta hãy cùng nhau đảm bảo rằng các thế hệ tương lai của chúng ta sẽ được sống trong một hành tinh xanh và sạch, trong sự hài hòa với thiên nhiên”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube