Loạt bài chuyên sâu về cuộc đối thoại giữa Toà Thánh và Trung Quốc

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 03-05-2018 | 15:35:33

Bắt đầu từ ngày hôm nay, Vatican News sẽ phát hành một loạt những bài chia sẻ cung cấp những thông tin chi tiết về những tiêu chí và lý do hướng dẫn Tòa Thánh trong các mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc

Cuộc đối thoại với Trung Quốc: Không có chiếc đũa thần

Mặc dù một số dấu hiệu gần đây có thể chỉ ra rằng các bước tiến quan trọng đang được thực hiện trong cuộc đối thoại của Tòa Thánh với Trung Quốc, bất kỳ Thỏa thuận chính thức nào giữa hai bên dường như không sắp xảy ra.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (2)Các mối liên hệ giữa các đại diện của Toà Thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được tiến hành một thời gian. Mục tiêu của họ đó là cố gắng giải quyết các vấn đề liên quan đến Giáo Hội tại quốc gia này, theo cách thức mang tính xây dựng và không đối đầu. Những vấn đề này bao gồm, đầu tiên và quan trọng nhất, vấn đề tế nhị của việc bổ nhiệm các Giám mục. Cách tiếp cận của Giáo Hội là cách tiếp cận mục vụ hướng tới việc bắt đầu một hình thức hợp tác vốn có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Chẳng nghĩa lý gì người ta ước đoán rằng có thể giải quyết tất cả các vấn đề hiện tại với cái phất của một chiếc đũa thần. Bởi vì chẳng có cây đũa thần kì nào cả.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo “La Stampa” của Ý, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Pietro Parolin, cho biết: “Như đã được biết đến, với sự xuất hiện của ‘Trung Quốc mới’, đã có những khoảnh khắc tương phản nghiêm trọng và đau khổ gay gắt trong đời sống của Giáo Hội ở quốc gia vĩ đại đó. Tuy nhiên, vào những năm 1980, các mối liên hệ đã được bắt đầu giữa các đại diện của Tòa Thánh và Trung Quốc. Các cuộc liên lạc này có thể đã có những thăng trầm. Nhưng Tòa Thánh đã luôn luôn duy trì một cách tiếp cận mang tính mục vụ, cố gắng vượt qua những mâu thuẫn và đảm bảo nó vẫn mở ra cho cuộc đối thoại mang tính tôn trọng và xây dựng với các cơ quan dân sự. Nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đại diện cho tinh thần của cuộc đối thoại này trong lá thư gửi cho các tín hữu Công giáo Trung Quốc vào năm 2007: ‘Giải pháp cho những vấn đề hiện tại không thể được theo đuổi thông qua cuộc xung đột thường xuyên với các cơ quan dân sự hợp pháp’ (số 4), Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI viết. Trong Triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô, các cuộc đàm phán đang diễn ra tiếp tục được thực hiện theo đường lối của sự cởi mở mang tính xây dựng đối với việc đối thoại và trung thành với Truyền thống đích thực của Giáo hội”.

Việc thành lập một chế độ chính trị cộng sản mới ở Trung Quốc là kết quả của cuộc cách mạng Mao Trạch Đông. Mục tiêu của nó chính là việc giải phóng quần chúng khỏi sự ảnh hưởng của phương Tây, tình trạng nghèo đói và thiếu hiểu biết, khỏi sự đàn áp của các tầng lớp cầm quyền cũ, cũng như khỏi các ý tưởng của Thiên Chúa và tôn giáo. Chính vì vậy, bắt đầu một giai đoạn lịch sử đặc biệt khó khăn và một thời kì đau khổ khốc liệt đối với nhiều linh mục và tín hữu Công giáo.

Sau đó, vào những năm 1980, một điều gì đó bắt đầu thay đổi ở Trung Quốc. Tất nhiên, ý thức hệ cộng sản vẫn còn mạnh mẽ và đã có những dấu hiệu gần đây đối với việc tăng cường kiểm soát trong các lĩnh vực chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh cũng như những quy định về đời sống văn hóa-xã hội. Nhưng có lẽ, đây cũng chính là một nỗ lực nhằm áp đặt trật tự đối với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Một mặt, sự bùng nổ kinh tế này đã tạo ra phúc lợi, những cơ hội mới và những sáng kiến mới. Mặt khác, nó đã gây xáo trộn cấu trúc xã hội: tỷ lệ tham nhũng gia tăng, các giá trị truyền thống đã bị suy yếu, đặc biệt là trong giới trẻ. Trong bối cảnh này, sự cứng nhắc về ý thức hệ không thể đáp ứng đầy đủ đối với những thay đổi sâu sắc như vậy, chắc chắn, cũng đụng chạm đến lĩnh vực tôn giáo.

Tòa Thánh tiếp tục công việc gian nan của mình, trong một môi trường đối thoại đầy tính tôn trọng, trong một nỗ lực nhằm góp phần thúc đẩy lợi ích của Giáo Hội và của xã hội. Các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới cần hiểu rằng thực tế này liên quan chặt chẽ với họ: nó không phải là về những sự kiện xảy ra ở một đất nước xa xôi, mà là về đời sống và sứ mạng của Giáo Hội mà trong đó chúng ta là những thành viên, bất kể chúng ta đang sống ở đâu.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube