Kitô giáo tại Bắc Triều Tiên đang phát triển bất chấp cuộc bách hại khủng khiếp

Mặc dù chính phủ Bắc Triều Tiên đang làm mọi thứ có thể nhằm đàn áp Kitô giáo, thế nhưng đức tin vẫn tiếp tục được lan truyền, một người đào ngũ và đồng thời cũng là một nhà truyền giáo đã kêu gọi cầu nguyện và hành động nhằm gia tăng vấn đề tự do tôn giáo trong nước.

“Tâm tình cầu nguyện của tôi đó là tất cả các cộng đồng Kitô giáo quốc tế hãy cầu nguyện cho các Kitô hữu Bắc Triều Tiên qua việc thực sự giúp đỡ và khuyến khích họ truyền bá Tin Mừng, không chỉ thông qua các hoạt động của mạng lưới các Giáo Hội hầm trú mà còn thông qua chính phủ và yêu cầu đối với vấn đề Tự do tôn giáo này mà họ đang sốt sắng cầu nguyện”, Cha Kim Chung-seong – một người đã đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, phát biểu với các phóng viên thông qua một dịch giả hôm thứ Sáu tuần trước.

Cha Kim là một nhà truyền giáo Kitô giáo, đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới lần thứ nhất về việc Bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại được tổ chức tại Washington, D.C. Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức từ ngày 11/5 đến 12/5 vừa qua với sự tham gia của các nhà lãnh đạo tôn giáo Kitô giáo đến từ các giáo phái Tin Lành, các Giáo Hội Chính thống, và Giáo Hội Công giáo La Mã. Các Kitô hữu bị bách hại cũng có mặt để đưa ra những lời chứng của mình.

Nhìn chung, các Kitô hữu đến từ khoảng 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được đại diện tại hội nghị thượng đỉnh, cũng như các đại diện của các nhóm vận động Kitô hữu như ‘Open Doors USA’ và ‘Voice of the Martyrs’. Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức bởi Hiệp hội Truyền giáo Billy Graham.

Phó Tổng thống Mike Pence đã phát biểu khai mạc hôm thứ Năm và đồng thời cam kết rằng “việc bảo vệ và cổ võ tự do tôn giáo là một chính sách đối ngoại ưu tiên của chính quyền Tổng thống Trump”. Ông Pence đã hứa sẽ cầu nguyện và hỗ trợ cho các Kitô hữu bị bức hại ở khắp mọi nơi, cũng như sẽ hỗ trợ cho các tín đồ khác bị bách hại vì niềm tin của họ. Đức Hồng Y Donald Wuerl Địa phận Washington, D.C. đã đưa ra một bài phát biểu quan trọng hôm thứ Sáu tuần trước.

Cha Kim, người cũng đã phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh, hiện là một thành viên của chương trình phát thanh Kitô giáo hàng ngày tại Hàn Quốc, thực hiện việc phát sóng tài các liệu Thiên Chúa giáo tại nhiều khu vực tại Bắc Triều Tiên. Theo Reuters, Cha Kim đến Hàn Quốc vào năm 2004.

Cùng với chương trình phát thanh của Cha Kim – một phần của Công ty Phát thanh Viễn Đông, ngài cũng giúp gửi đi thông điệp Tin Mừng, Thánh nhạc và tin tức thế giới được lén chuyển vào Triều Tiên thông qua các USB chứa dữ liệu và thẻ nhớ SD, Cha Kim cho biết.

“Tuy nhiên, công việc quan trọng nhất đó chính là việc lấp đầy tâm trí những người dân Bắc Triều Tiên hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô, bởi vì chân lý sẽ giải thoát chúng ta”, Cha Kim cho biết hôm thứ Sáu tuần qua. “Đó là lời cầu nguyện tha thiết của tôi, rằng chân lý sẽ giải thoát mỗi anh chị em Bắc Triều Tiên của tôi”.

North_Korean_flag_Credit_Katherine_Welles_Shutterstock_CNAChế độ độc tài cộng sản của Triều Tiên được coi là một trong số những quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trên thế giới. “Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng không hề tồn tại và, trên thực tế, lại bị đàn áp sâu sắc”, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã nêu trong báo cáo hàng năm năm 2017.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ tuyên bố: “Chính phủ Triều Tiên không ngừng bách hại và trừng trị các tín hữu thông qua việc bắt giữ, tra tấn, giam cầm, và đôi khi là hành quyết họ”. “Một khi bị giam giữ, các tín hữu thường bị đưa vào các trại cải tạo chính trị, nơi họ bị đối xử một cách hết sức tàn nhẫn”.

Nhóm Open Doors UK trong một báo cáo gần đây cho biết Bắc Triều Tiên là “nơi tồi tệ nhất trên trái đất đối với các Kitô hữu” bởi vì nhà nước toàn trị không khoan dung đối với các nhà bất đồng chính kiến, ép buộc mọi người phải tôn thờ nhà lãnh đạo đất nước, hiện tại là Kim Jong-un.

Có khoảng 300.000 Kitô hữu trong tổng số dân 25,4 triệu người, và khoảng 50-75,000 Kitô hữu hiện đang bị giam giữ trong các trại cải tạo lao động của nước này, nhóm Open Doors cho hay.

Sau khi các nhà truyền giáo Kitô giáo đặt chân đến nước này và bắt đầu truyền bá Tin Mừng, “tất cả họ đều đã bị tất cả họ bị liệt vào danh sách đen và bị báo mức động đỏ”, linh mục Kim Chung-seong nói – và “hơn một nửa trong số họ đang bị giam giữ trong các trại tù lao động nặng trên cả nước”.

Tuy nhiên, bất chất những điều kiện nghèo nàn và việc đe dọa bị bỏ tù, số lượng các tín đồ Thiên chúa giáo tại Triều Tiên đang tăng lên, – Cha Kim nói – và đức tin của họ được củng cố thông qua cuộc bách hại.

 “Một điều mà chế độ cầm quyền Bắc Triều Tiên lo sợ nhất và e ngại nhất chính là việc truyền bá Tin Mừng”, Cha Kimcho biết. “Vì Kinh Thánh và Phúc Âm nói về chân lý. Một khi ánh sáng chiếu tỏa vào những nơi tối tăm, thì lúc ấy ánh sáng sẽ bừng lên và xua tan bóng tối”.

Khi các Kitô hữu tụ họp để cầu nguyện hoặc thờ phượng, họ chỉ có thể thực hiện “ở cấp độ gia đình” để tránh bị phát hiện bởi chính quyền, Cha Kim cho biết. Các Kitô hữu phải rời khỏi nhà cửa của mình và “chúng tôi rút lui hoặc đến bờ sông, các sường núi, hay ở đâu đó xa xôi để cầu nguyện”.

“Chúng tôi không thể vào bất cứ toà nhà nào để cầu nguyện”, Cha Kim cho biết thêm.

Chính phủ sử dụng một mạng lưới “mặt tiền” – Hiệp Hội Kitô giáo Hàn Quốc – để phát giác ra các Kitô hữu ở nước này, và nhiều người “được huấn luyện để tin tưởng rằng Hiệp hội Kitô giáo này là có thật”, Cha Kim nói. Hiệp hội này cũng cung cấp những “thông tin giả mạo” cho cộng đồng quốc tế để giả vờ như tồn tại vấn đề tự do tôn giáo và đa nguyên tôn giáo tại quốc gia Bắc Triều Tiên này.

“Họ [chính phủ] sẽ làm bất cứ điều gì có thể nhằm ngăn chặn việc truyền bá Tin Mừng tại Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, như chúng ta có thể thấy, chúng ta không thể nào dùng đôi bàn tay của mình để chặn ánh sáng mặt trời được”, Cha Kim nói.

Cha Kim mời gọi mọi người cầu nguyện cho các Kitô hữu tại Bắc Triều Tiên, đặc biệt là cho “sự tự do này mà chúng ta có thể tìm thấy nơi Đức Giêsu Kitô”.

“Và xin hãy cầu nguyện cho hai quốc gia được thống nhất”, Cha Kim nói.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube