Hội Truyền giáo Thánh Tâm: Thúc đẩy quyền của các cộng đồng bản địa và rao giảng Tin Mừng bằng ngôn ngữ riêng của họ

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 04-05-2018 | 22:30:51

Vụ ám sát nhà lãnh đạo bản địa 80 tuổi của bộ lạc Shipibo-Konibo, Olivia Arévalos, vốn đã xảy ra vào ngày 19 tháng 4 tại Amazon Peru và hiện vẫn đang trong quá trình điều tra, “là một sự kiện hết sức nặng nề đối với chúng tôi, những nhà truyền giáo Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện diện nơi đây, đối với gia đình cũng như toàn bộ những người Shipibo-Konibo, những người đã cảm thấy như họ đã mất đi một trong những người phụ nữ khôn ngoan, một người có kiến thức sâu sắc về các giá trị truyền thống của nhóm sắc tộc này, cũng như một người  tích cực bảo vệ văn hóa và các quyền lợi về môi trường của dân tộc của mình”. Đây là điều mà nữ tu Amparo Zaragoza Castello, thuộc “Hội Truyền giáo Thánh Tâm Chúa Giêsu”, đã phát biểu với Agenzia Fides, người đã cùng với nữ tu khác rao giảng Tin Mừng trong cộng đồng Shipibo-Konibo, nằm ở quận Yarinacocha, thuộc tỉnh Ucayali của Peru.

Các nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền giáo Thánh Tâm Chúa Giêsu, hiện diện tại cộng đồng Shipibo-koniba đã được khoảng 41 năm, giao tiếp và cử hành các nghi lễ phụng vụ bằng ngôn ngữ Shipibo. “Đối với chúng tôi, tầm nhìn của họ đối với thế giới – thậm chí ngay cả khi chúng tôi không hoàn toàn biết nó – chưa bao giờ là một vấn đề khi nói đến việc rao giảng Tin Mừng, bởi vì ngay từ đầu chúng tôi đã cố gắng tính đến văn hóa của họ và tôn trọng nó”, nữ tu Zaragoza phát biểu với Fides, đồng thời cũng cho biết thêm rằng: “bắt đầu từ việc hội nhập văn hóa, chúng tôi chia sẻ và công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu”.

primopiano_5986Nói về công việc truyền giáo của mình, nữ tu Zaragoza cho biết  rằng điều này “đòi hỏi những khoảnh khắc mạnh mẽ của việc từ chối đối với chúng tôi, chứ không phải bởi những người mà chúng tôi cùng đồng hành, mà bởi các cá nhân và xã hội, mà trong nhiều năm, đã cố gắng sở hữu sự phong phú về văn hóa và những nguồn tài nguyên của lãnh thổ”.

Là một phần trong cam kết truyền giáo của họ, Hội Dòng thúc đẩy các quyền của những người Shipobo-Konibo, giúp họ bảo vệ lãnh thổ của mình và hiểu biết luật bảo vệ họ. “Chúng tôi luôn cố gắng ghi nhớ những điều mà Tông Huấn Evangelii Nuntiandi số 31 đã nhấn mạnh: ‘Giữa việc truyền giáo và thúc đẩy con người, giữa sự phát triển và giải thoát, thực sự có những liên kết rất mạnh mẽ’. Do đó, việc công bố Tin Mừng và việc hình thành cộng đồng Kitô hữu phải luôn luôn đi kèm với việc giúp đỡ cho các cuộc đấu tranh của họ, trên hết là để được công nhận một cách cá nhân và như là một nhóm trong việc sở hữu trái đất, đồng thời ghi nhớ rằng vai trò của chúng ta đó là đồng hành và tư vấn cho họ, chứ không phải là để chỉ đạo họ”, nữ tu  Zaragoza nhấn mạnh. Một trong những thách thức chính mà họ phải đối mặt với tư cách là những nhà truyền giáo, theo nữ tu người Tây Ban Nha, đó là “cần phải biết cách tránh cú sốc văn hóa, nhưng chắc chắn rằng có thể làm giàu lẫn nhau và từ đây một điều gì đó mới mẻ và phong phú nảy sinh cho cả hai nền văn hóa”.

Bộ lạc Shipibo-Konibo thuộc một trong 12 dân tộc bản địa có mặt tại khu vực rừng Peru. Hiện nay, bộ lạc này có hơn 30 nghìn người, sống chủ yếu trên bờ sông Ucayali. Các tu sĩ dòng Phanxicô và dòng Tên là những nhà truyền giáo Công giáo đầu tiên tiếp xúc với cộng đồng này trong thời kỳ thuộc địa.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube