Giáo hội tại Papua đoàn kết chống lại chủ nghĩa cực đoan

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 18-05-2017 | 19:28:19

Các nhà hoạt động Kitô giáo cáo buộc các nhà tổ chức vì phớt lờ những vi phạm nhân quyền

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo từ Hiệp hội các Nhà thờ Papua đã cùng nhau quy tụ chống lại chủ nghĩa cực đoan đang phát triển tại Indonesia mà họ tuyên bố đã xâm nhập vào các khu vực đa số là Kitô hữu.

Đức Cha Leo Laba Ladjar – một Giám mục Dòng Phanxicô đã dẫn đầu các nhà lãnh đạo Giáo hội và hơn 1.000 Kitô hữu trong một cuộc biểu tình ôn hòa tại Jayapura hôm 15/5 vừa qua.

Cần phải có một nỗ lực phối hợp để giải phóng Papua khỏi các nhóm cực đoan, Đức Cha Ladjar nói.

“Sự hiện diện của các nhóm cực đoan [trong khu vực] có khả năng sẽ tạo ra các cuộc xung đột,” Đức Cha Ladjar nói, ngài cũng thúc giục chính phủ giải tán các nhóm như Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo và Hizbut Tahrir Indonesia.

1494924591Papua không ghi nhận những vụ bạo lực giữa các giáo phái nhưng sự hiện diện của tổ chức Hizbut Tahrir trong khu vực đã gây ra những mối lo ngại xung đột giữa những người Hồi giáo, các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo khác. Chính quyền trung ương đang làm việc để giải tán tổ chức Hizbut Tahrir vì tổ chức này nhằm mục đích thiết lập một đế chế Hồi giáo chống lại hệ tư tưởng thế tục của Indonesia.

Đức Giám mục Laba Ladjar phát biểu với ucanews.com rằng các nhà lãnh đạo Kitô giáo cũng lo lắng đối với nhà lãnh đạo  Ja’far Umar Thalib, người sáng lập và cựu lãnh đạo của nhóm Laskar Jihad – một nhóm cực đoan khác. Nhà lãnh đạo Thalib có liên quan đến các cuộc xung đột giáo phái tại Ambon vào năm 1999-2002, nơi hàng ngàn người đã bị giết hại, và vào năm 2016, những người theo ông gần như đã đụng độ với các Kitô hữu ở quận Muara Tami, Papua.

“Chúng tôi muốn mọi người nhận biết về sự hiện diện của các nhóm này ở Papua trước khi quá muộn”, Đức Giám mục Ladjar nói.

John Baransano – một Mục sư thuộc Giáo hội Tin Lành Cải cách, cũng đồng ý về vấn đề này. Ông nhấn mạnh rằng Papuans cần phải nhận ra điều gì đang diễn ra tại Jakarta cũng như những khu vực khác của Indonesia, đặc biệt là việc giam cầm đối với chính trị gia Kitô giáo Basuki Tjahaja Purnama còn được biết đến với tên gọi là “Ahok”.

“Ông Ahok là một nạn nhân của sự căng thẳng tôn giáo được dàn dựng bởi các nhóm cực đoan”, Mục sư Baransano nói. Cựu Thống đốc Jakarta đã bị kết án 2 năm tù vì tội báng bổ vào ngày 9 tháng 5 vừa qua. Một số người cho biết bản án này đã được đưa ra do áp lực từ các nhóm cực đoan.

Việc đối diện với những lời chỉ trích

Một số nhà hoạt động nhân quyền, trong khi đó đã chỉ trích các nhà lãnh đạo Kitô giáo chỉ quan tâm đến chủ nghĩa cực đoan và bỏ qua những thường dân Papua mà các quyền của họ đã bị vi phạm trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Cha John Djonga – một người ủng hộ quyền lợi của người dân Papua, nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo Kitô giáo nên quan tâm nhiều hơn đến tình hình nhân quyền tại Papua.

Frederika Korain – một nhà hoạt động nữ, lên tiếng, “Tại sao các nhà thờ và các Giám mục không biểu tình phản kháng khi người dân Papua bị bắn hay bị chết hại?”.

Đức Cha Ladjar tuyên bố lời chỉ trích là vô căn cứ, “bởi vì Giáo hội chưa bao giờ im lặng về những vấn đề như vậy … chúng tôi chỉ không phản đối trên các ngả đường phố”.

Ramsey – người đứng đầu ủy ban nhân quyền tại Papua, đã lên tiếng bảo vệ Đức cha Ladjar và cuộc biểu tình.

“Giáo hội đã phải làm việc cật lực, vi phạm nhân quyền tại Papua bị vach trần do những nỗ lực của Giáo phận Jayapura trong những năm 1990”, Ông Ramdey nói.

Khoảng 65% trong số 3.2 triệu dân Papua là người Tin Lành, 18% là Công giáo, 15% là Hồi giáo và còn lại là Hindu và Phật giáo.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube