Gia đình có sự liên quan đến một vấn đề hóc búa đối với các tín hữu Công giáo Nepal

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 31-08-2018 | 15:03:34

Với 10.000 tín hữu Công giáo ở quốc gia gia trưởng này cùng với các cuộc hôn nhân hỗn hợp đang ngày càng gia tăng, sự hướng dẫn của cha mẹ quả là hết sức cần thiết cho việc giữ vững đức tin.

Tôi sinh ra là một tín đồ Hindu nhưng bản thân đã được nuôi dạy như một người Công giáo. Tôi đã cảm thấy những khoảng trống cũng như những trở ngại do không xuất thân từ một gia đình Công giáo trong khi bản thân lại được hướng dẫn bởi đức tin Công giáo.

Nhưng tôi đã có thể lấp đầy một số khoảng trống với sự trợ giúp của cha mẹ đỡ đầu của tôi cùng với các hiệp hội trong Giáo xứ, đặc biệt là các nhóm giới trẻ tại nhà thờ.

Việc trở thành những bậc cha mẹ mẫu mực không chỉ là về việc thể hiện cho con cái thấy – đó là về việc trở nên một sự hiện diện thực sự và tham gia theo cách mà con cái của chúng ta được truyền cảm hứng và học cách làm mọi thứ một cách thường xuyên.

Cách đây không lâu, sự nhận thức này đã khiến tôi lần đầu tiên nhận ra sau khi tôi trở thành một ông bố, và dĩ nhiên con tôi được sinh ra là một người Công giáo.

Khi nói đến vấn đề đức tin, con cái sẽ nhìn vào cha mẹ hoặc người giám hộ của chúng để tìm ra cho mình một mẫu gương để noi theo.

Cũng như việc cần đến sự quan tâm chú ý của chúng ta, tình yêu thương, thời gian, sự hướng dẫn và kỷ luật, chúng tìm đến chúng ta để tìm hiểu về các giá trị luân lý và các nhân đức. Trên hết, có lẽ, chúng cần được chỉ dạy về Thiên Chúa.

Khi thảo luận về vấn đề đức tin Công giáo ở Nepal, những dấu chân đầu tiên đã được đặt bởi các nhà truyền giáo đến đây trước khi đất nước này được hoàn toàn hình thành. Thật vậy, Giáo hội Công giáo hiện vẫn còn vô cùng non trẻ ở đây, chỉ có một sự hiện diện thực sự trong vài thập kỷ qua.

Cộng đồng Kitô hữu non trẻ

Theo cuộc điều tra dân số mới nhất vào năm 2011, dân số Kitô giáo của Nepal chỉ có 390.000 người, hay 1,4% trong tổng dân số 29 triệu người của đất nước Himalaya này.

Một số nhà lãnh đạo Kitô giáo cho rằng con số này đã tăng lên hơn 3 triệu, tuy nhiên vẫn còn gần 10.000 người Công giáo.

Cộng đồng non trẻ này sinh sống giữa hơn 125 nhóm sắc tộc và địa vị đẳng cấp, với 123 ngôn ngữ. Hầu hết trong số này được nói bởi các nhóm bản địa, những nhóm người cho thấy hàng loạt các phong tục văn hóa đa dạng.

Phần lớn các Kitô hữu của Nepal đều mới được chuyển đổi tôn giáo từ các cộng đồng người bản địa và các nhóm sắc tộc thiểu số khó khăn về mặt kinh tế và bị loại bỏ trong xã hội. Chẳng hạn như, tôi có thể thấy nhiều người Công giáo trong số các bộ tộc vùng đồi núi Tamang và cộng đồng bộ tộc Santhal ở vùng đất thấp Terai ở miền nam Nepal.

Tuy nhiên, sự đồng hóa về mặt văn hóa hiện vẫn còn là một thách thức cấp bách, như trong nhiều gia đình chỉ có một số thành viên trở lại Kitô giáo. Điều này đồng nghĩa với việc hàng loạt các tầng lớp văn hóa phải tìm một cách thức cho việc cùng nhau tồn tại một cách hòa hợp, và các Kitô hữu phải nỗ lực hơn nữa để thực hành đức tin của họ một cách thường xuyên.

Những trở ngại ở khắp mọi nơi

Việc trở lại Kitô giáo không giải quyết mọi hình thức đau khổ một cách kỳ diệu. Ngược lại, ở các quốc gia như Nepal, điều đó có thể đồng nghĩa với việc những người đón nhận đức tin có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại hơn mong đợi.

Các vấn đề về pháp lý và văn hóa có thể gây áp lực nhiều hơn cho các gia đình Kitô hữu đang cố gắng nuôi dạy con cái của họ để trở thành những người Công giáo tốt bởi vì Nepal vẫn có xu hướng phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số tôn giáo trong khi không tôn trọng đầy đủ đối với vấn đề tự do tôn giáo và tín ngưỡng của người dân.

 Để làm nổi bật điều này, vào tháng 10 năm 2017, quốc gia này đã ban hành luật hình sự hóa việc chuyển đổi tôn giáo, liên kết các quốc gia láng giềng như Ấn Độ và Pakistan trong một khối khu vực, mà trong đó các nhóm thiểu số Kitô giáo nhỏ bé ngày càng phải đối mặt với các mối đe dọa của chính phủ đối với đức tin và tín ngưỡng của họ.

Hơn nữa, một số phương tiện truyền thông có ảnh hưởng nhất trong cả nước, cùng với các nhân tố xã hội có ảnh hưởng khác, tiếp tục duy trì quan điểm tiêu cực đối với cộng đồng tôn giáo thiểu số.

Khi Nepal tiếp tục quá trình chuyển đổi chính trị của nó sau cuộc nổi loạn kéo dài của những người theo chủ nghĩa cộng sản của Mao Trạch Đông (1996-2005) theo sau là tiến trình hòa bình và việc bầu cử bảy hội đồng tỉnh và hạ viện quốc hội liên bang từ tháng 5 đến tháng 12 năm ngoái, các bộ luật mới đã gieo rắc sự nghi ngờ cũng như sự sợ hãi giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo của tất cả các tôn giáo.

Khi tôi nói chuyện với các bậc phụ huynh Kitô giáo, nhiều người tỏ ra lo ngại đối với nguy cơ của các cuộc “hôn nhân hỗn hợp” vốn có thể tách biệt họ khỏi con cái của mình, hoặc tách biệt con cái của họ khỏi các hoạt động nhà thờ thường xuyên.

Trong xã hội gia trưởng nặng nề của Nepal, các cuộc hôn nhân hỗn hợp được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với phụ nữ Kitô giáo, những người phải chịu sự thiệt thòi gấp đôi bởi giới tính của họ và quy mô khiêm tốn của cộng đồng tôn giáo của họ trong nước.

Điều này thậm chí còn xác thực hơn đối với trẻ em Công giáo, những con số nhỏ bé đồng nghĩa với việc chúng ít có cơ hội để được hòa nhập với những đứa trẻ có cùng đức tin tôn giáo và có nhiều khả năng trong việc hòa nhập với những đứa trẻ thuộc các tôn giáo khác ở trường học.

Đối với chúng ta, những người Công giáo, con cái chúng ta phải vật lộn để tìm kiếm nhữngcơ hội gặp gỡ và hiểu biết nhau. Kết quả là, nhiều người đã kết hôn với những người ngoài Công giáo.

Một thách thức khác đó chính là nhiều bậc cha mẹ Công giáo vẫn là “những người mới” đối với tôn giáo. Họ vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về văn hóa Bí tích của Giáo hội. Hơn nữa, việc thiết lập một nền văn hóa của các giờ cầu cầu nguyện trong gia đình trong bối cảnh một gia đình được chia sẻ bao gồm nhiều tôn giáo không phải là một kỳ tích đáng kể.

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ thậm chí còn không thực hành Công giáo. Đó cũng chính là lý do tại sao Giáo xứ của chúng ta hiện tại bắt buộc các bậc cha mẹ Công giáo muốn con cái của họ được rửa tội phải tham dự các lớp giáo lý cùng với con cái của họ. Điều này nhằm mục đích củng cố đức tin và kiến thức Bí tích của họ để họ có thể trở thành những người cố vấn Công giáo mẫu mực.

Mặt khác, Giáo dân ở các vùng nông thôn thường tham dự các dịch vụ nhà thờ thường xuyên hơn và tích cực khuyến khích con cái họ tham gia vào các hoạt động của Giáo xứ.

Một trong những người bạn Công giáo của tôi, những người đến từ một nhóm bộ lạc Santhal ở miền đông Nepal cho biết gia đình anh cảm thấy có bổn phận phải tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật mỗi tuần. Cha mẹ có thể nghèo nàn nhưng họ đã tạo ra một nền văn hóa gia đình lành mạnh để cho con cái họ được nuôi dưỡng về mặt tinh thần và có thể phát triển như những người Công giáo trưởng thành.

Việc thiếu tiếp xúc

Ở Nepal, trẻ em được tiếp xúc nhiều hơn với các nền văn hóa phi Công giáo trong gia đình, các nhóm xã hội và ở trường học hoặc đại học, vì vậy chúng không nhận được điều mà nhiều người coi như là sự tiếp xúc đầy đủ với đức tin Công giáo.

Như vậy, điều quan trọng là các bậc cha mẹ Kitô giáo và Công giáo phải dạy dỗ chúng về tầm quan trọng của việc cầu nguyện và đồng thời coi trọng sự sống với phẩm giá, bác ái và tình yêu thương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em xuất thân trong các gia đình nghèo, những người ít tiếp cận với một nền giáo dục toàn diện hơn và có xu hướng tin cậy nhiều hơn vào những gì chúng nhìn thấy và nghe từ bạn bè của chúng hoặc trên Facebook cũng như các phương tiện truyền thông xã hội khác.

Thật không may, không phải ai cũng có thể giành được một vị trí tại một trường truyền giáo Công giáo, nơi mà chúng có thể tìm hiểu về Giáo lý và các hình thức giáo dục có giá trị khác.

Khi tôi suy nghĩ về tuổi thơ của mình, cuộc sống có phần đơn giản hơn. Nhưng ngày nay, trẻ em phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng trẻ em chính là một sự chúc lành từ Thiên Chúa, và chúng xứng đáng với tình yêu thương và sự hướng dẫn của chúng ta.

Dù có hay không, chúng luôn lắng nghe những điều chúng ta nói và quan sát những điều chúng ta làm. Cha mẹ cần phải thực hành đức tin Công giáo để con cái có thể noi theo bước chân của họ và đồng thời có thể hoàn toàn nắm lấy sức mạnh của đức tin của họ.

Ông bà cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự liên quan này, và việc trốn tránh những trách nhiệm như vậy hoặc giao phó công việc này cho người khác không phải là một lựa chọn.

Có thể cho rằng con đường khó khăn nhất đang chờ đợi những người trẻ đã trở lại với đức tin Công giáo mà không có bất kỳ một thành viên nào trong gia đình theo Công giáo, vì họ phải hoàn toàn thích ứng lối sống của họ khi đối mặt với những trở ngại đáng kể.

Tuy nhiên, điều này có thể được khắc phục bằng cách tổ chức các cuộc họp thường kỳ của các bạn trẻ Công giáo, vốn có thể đóng vai trò như một nền tảng để họ chia sẻ những câu chuyện của mình và đồng thời  tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn từ những người bạn của họ.

Các nhóm Giáo hội khác có thể đóng vai trò hỗ trợ, giống như một gia đình bổ túc cho nhau, với Thiên Chúa là người ngồi ở đầu bàn.

Vì hầu hết các Kitô hữu đã trở lại Kitô giáo của Nepal đều xuất phát từ các khu vực vực xã hội nghèo nàn và kinh tế kém, Giáo xứ có thể giúp họ hội nhập chặt chẽ hơn vào cơ cấu xã hội và đồng thời thúc đẩy sự phát triển của họ.

Các cộng đồng Công giáo có thể mở rộng vòng tay của mình và đáp ứng các nhu cầu của họ. Tin Mừng, vốn rao giảng về việc giải thoát những người nghèo khổ khỏi những bất công về mặt cấu trúc, sẽ có thể tạo ra một Giáo hội sống động và dành cho người nghèo.

Prakash Khadka là một nhà hoạt động hòa bình và nhân quyền cũng như đại diện của Pax Romana, phong trào Công giáo quốc tế về các vấn đề văn hóa và trí tuệ, tại Nepal.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube