Đức Tổng Giám mục Auza: ‘Việc ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ là vô cùng cấp thiết’

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 11-10-2018 | 05:50:14

ĐTC Phanxicô đã gọi nạn buôn người là “một tội ác chống lại loài người” vốn cần phải bị tất cả mọi người lên án và kiên quyết chống lại. Ngày nay, khi chế độ nô lệ được coi như là một ký ức lịch sử hết sức bi thảm, trong thực tế, hiện vẫn còn rất nhiều người bị nô lệ hơn bao giờ hết.

Archbishop-Auza-UN-TV-Screenshot2

Dưới đây là bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Sứ Thành Tòa Thánh, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh, tại kỳ họp lần thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Chương trình nghị sự thứ ba Mục 29: Sự tiến bộ của phụ nữ, New York, ngày 8/10/2018 .

****

Thưa ngài chủ tịch,

Phái đoàn của tôi ngỏ lời cảm ơn ngài Tổng thư ký và các Báo cáo viên đặc biệt đã thu hút sự chú ý của chúng tôi đối với thực tế toàn cầu của vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, và tai họa của nạn buôn người cũng như các hình thức nô lệ hiện đại. ĐTC Phanxicô đã gọi nạn buôn người là “một tội ác chống lại loài người” [1] vốn cần phải bị tất cả mọi người lên án và kiên quyết chống lại. Ngày nay, khi chế độ nô lệ được coi như là một ký ức lịch sử hết sức bi thảm, trong thực tế, hiện vẫn còn rất nhiều người bị nô lệ hơn bao giờ hết.

Báo cáo của các Báo cáo viên đặc biệt ca ngợi sự gia tăng của các phong trào chống chế độ nô lệ do phụ nữ lãnh đạo vì đã “tổ chức việc bảo vệ tốt hơn các quyền của công nhân trong nước, nông dân và những người di cư” [2]. Trong số những người khác, các Nữ tu Công giáo trên khắp thế giới đóng góp vào nỗ lực quan trọng này thông qua mạng lưới quốc tế của những người sống đời Thánh hiến chống lại nạn buôn người, như Talitha Kum, hoặc thông qua việc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và thanh thiếu niên, nhờ đó, giải quyết một số nguyên nhân sâu sắc nhất vốn khiến phụ nữ và trẻ em gái dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn người.

Về vấn đề này, ĐTC Phanxicô đã nhắc lại một sự thực đầy lo ngại khi Ngài nhận thấy rằng “nếu như có rất nhiều phụ nữ trẻ trở thành nạn nhân của nạn buôn người, những người cuối cùng đã phải dẫn đến kết cục của việc phải đi làm gái trên các đường phố của chúng ta, đó là vì nhiều người đàn ông ở đây – trẻ, trung niên, và cả những người lớn tuổi – đòi hỏi các dịch vụ này” [3]. Chúng ta có nghĩa vụ phải bắt giữ và truy tố những kẻ buôn người, nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ, nếu như chúng ta loại trừ điều tai ác này, vốn cải cải đổi nhiều tâm hồn, dập tắt nhu cầu và đồng thời chấm dứt thị trường này, là tuyệt đối cần thiết.

Thưa ngài chủ tịch,

Thật hết sức phấn khởi khi biết rằng “hàng triệu phụ nữ hiện đang tham gia tích cực vào đời sống chính trị và cộng đồng với tư cách là thành viên của các đảng phái chính trị, cán bộ hoặc công chức được bầu” và “hơn 10.000 phụ nữ hiện đang phục vụ với tư cách là những nghị sĩ quốc gia” [4]. Những người phụ nữ này đã tạo ra “một sự đóng góp không thể thiếu” trong các chính phủ để “thiết lập các cấu trúc kinh tế và chính trị xứng đáng hơn với nhân loại” [5]. Khi họ xây dựng các cộng đồng của chúng ta, cần phải thực hiện nhiều biện pháp hơn  nữa để bảo vệ họ khỏi bạo lực và sự đe dọa.

Tòa Thánh lên án tất cả mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ, bao gồm cả những khuôn mẫu có hại vốn biện minh cho bạo lực và đồng thời thúc đẩy việc phân biệt đối xử đối với họ. Trong chuyến viếng thăm Peru vào hồi đầu năm nay, ĐTC Phanxicô đã khẳng định rằng “bạo lực đối với phụ nữ không thể được coi như là chuyện “bình thường”, duy trì nền văn hóa trọng nam khinh nữ mù quáng đối với vai trò hàng đầu mà phụ nữ nắm giữ trong các cộng đồng của chúng ta”. ĐTC Phanxicô  nhấn mạnh rằng chúng ta không thể “ngoảnh mặt đi và để mặc cho phẩm giá của phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ trẻ, bị chà đạp” [6].

Báo cáo của Tổng thư ký quy định chi tiết về vấn đề bạo lực thể chất, bằng lời nói và thậm chí là bạo lực thông qua “không gian mạng” đối với phụ nữ và trẻ em gái và đồng thời nêu rõ sự cấp thiết đối với các biện pháp pháp lý để bảo vệ sự tham gia của phụ nữ trong cộng đồng mà không lo sợ vấn đề bạo lực. Mặc dù việc tìm hiểu về các chiến dịch nâng cao nhận thức cũng như việc tăng cường sự tham gia của nam giới, các thanh thiếu niên và các nhà lãnh đạo cộng đồng được hết sức khuyến khích, tuy nhiên, vấn đề hiện vẫn còn hết sức nghiêm trọng ở nhiều quốc gia, những kẻ chủ mưu của vấn đề bạo lực gia đình vẫn chưa bị trừng phạt [7]. Gia đình chính là chất keo dính của xã hội, và vì vậy khi gia đình trở thành một nơi của vấn đề bạo lực, những hệ quả của nó chính là thảm họa cho tất cả mọi người. Do đó, chúng ta phải hành động chống lại nguyên nhân gây ra sự đau khổ này cùng với tất cả mọi công cụ pháp lý có thể cũng như thông qua việc thúc đẩy một nền văn hóa vốn phản đối tất cả mọi hình thức bạo lực.

Thưa ngài chủ tịch,

Các hình thức bạo lực và loại trừ khác chính là kết quả của điều mà ĐTC Phanxicô đã gọi là “nền văn hóa thải loại”. Tại Đại Hội Gia đình Thế giới gần đây được tổ chức tại Ireland, ĐTC Phanxicô lưu ý rằng nền văn hóa mà chúng ta đang sống “loại bỏ tất cả mọi thứ… vốn được cho là không hữu ích. Nó loại bỏ những đứa trẻ sơ sinh bởi vì chúng gây ra những sự rắc rối phiền hà; nó loại bỏ những người lớn tuổi bởi vì họ không còn hữu ích” [8]. Xã hội bị ảnh hưởng khi chúng ta không tính đến những người cao tuổi, và những người phụ nữ cao tuổi nói riêng cũng thường bị gạt ra bên lề xã hội bởi vì họ không còn giá trị nữa. Tuy nhiên, họ, những bậc ông bà của chúng ta, chính là những người đã truyền lại văn hóa, các giá trị và trí tuệ cho các thế hệ trẻ, đảm bảo một sự tráng kiện liên tục, theo cách thức này, giữa quá khứ và tương lai.

Trong khi xây dựng một tương lai tươi sáng cho xã hội của chúng ta, chúng ta phải tìm ra những cách thức để thừa nhận và hỗ trợ những người phụ nữ không được thừa nhận, những người, theo cách riêng của mình, duy trì và thay đổi các gia đình và cộng đồng. Họ xứng đáng với lòng biết ơn và tình yêu thương của chúng ta, vì đó chính là những người đã giải cứu chúng ta khỏi bị vứt bỏ trong nền văn hóa thải loại hiện nay.

Xin cám ơn ngài chủ tịch!

Minh Tuệ chuyển ngữ

  1. ĐTC Phanxicô, Bài phát biểu với các tham dự viên tham dự Hội nghị Quốc tế về việc Chống nạn Buôn người, Vatican, ngày 10 tháng 4 năm 2014.
  2. A/73/139, 11.
  3. ĐTC Phanxicô, Bài phát biểu với các tham dự viên tham gia Ngày Thế giới Cầu nguyện, Phản ánh và Hành động chống lại Nạn buôn người, ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  4. A/73/301, 7.
  5. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, “Thư gửi cho Phụ nữ,” 1995, 2.
  6. ĐTC Phanxicô, Bài phát biểu chào mừng dân chúng địa phương, Puerto Maldonado, ngày 19 tháng 1 năm 2018.
  7. A/73/294, 34 và 45.
  8. ĐTC Phanxicô, Bài phát biểu tại Đại hội Gia đình, Dublin, ngày 25 tháng 8 năm 2018.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube