Đức Hồng y Koch: ‘Chuyến viếng thăm Geneva là dấu hiệu nhấn mạnh tinh thần đại kết của ĐTC Phanxicô’

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 04-03-2018 | 06:06:54

Hôm thứ Sáu 2/3 vừa qua, người đứng đầu của Vatican về cuộc đối thoại liên tôn cho biết chuyến viếng thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô tới Geneva, vốn phần lớn mang chủ đề về tinh thần đại kết, là một ví dụ điển hình về tầm quan trọng của chủ đề đối với Triều đại Giáo Hoàng đương nhiệm.

Phát biểu với các nhà báo về chuyến viếng thăm này, Đức Hồng Y Kurt Koch cho biết “ĐTC Phanxicô luôn nung nấu trong lòng về tinh thần đại kết trong Giáo hội. Tinh thần đại kết, sự hiệp nhất của các Kitô hữu, luôn chiếm phần lớn đối với những bận tâm của ĐTC Phanxicô”.

Ghi nhận về việc tinh thần đại kết cũng chính là một ưu tiên hàng đầu xuất phát từ Công đồng Vatican II, ĐHY Koch cho biết chuyến viếng thăm này là “một cách thức thích hợp” để liên kết những mong mỏi của Công đồng Vatican II cũng như của ĐTC Phanxicô.

Đối với ĐTC Phanxicô, tinh thần đại kết “không chỉ là một cuộc đối thoại mang tính đại kết”, nhưng, như ĐTC Phanxicô thường nói, nó có nghĩa là việc cùng nhau làm việc, cùng nhau cầu nguyện và cùng nhau cộng tác trong những sáng kiến chung.

Pope_Francis_with_Cardinal_Kurt_Koch_president_of_the_Pontifical_Council_for_Promoting_Christian_Unity_in_Vatican_City_on_December_14_2017_Credit_Vatican_Media_CNA

ĐTC Phanxicô với Đức Hồng y Kurt Koch, Vatican ngày 14 tháng 12 năm 2017

Các Kitô hữu, ĐHY Koch nói, phải làm “tất cả mọi thứ mà chúng ta có thể” để nỗ lực dấn thân cho sự hiệp nhất này.

Đức Hồng y Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại liên tôn, đã trình bày chủ đề, bối cảnh liên quan và lịch trình dự kiến với các nhà báo sau tuyên bố chính thức hôm 2/3 về chuyến tông du của Vatican.

ĐTC Phanxicô sẽ thực hiện chuyến viếng thăm, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng 6, nhằm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội đồng các Giáo hội Thế giới.

Được thành lập vào năm 1948, Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) là một cộng đồng toàn cầu bao gồm các Giáo hội tìm kiếm việc thúc đẩy sự hiệp nhất giữa những người cùng tuyên xưng một đức tin Kitô giáo trên toàn cầu. Tổ chức này có khoảng 348 thành viên tại 110 quốc gia trên toàn thế giới.

Các thành viên này đại diện cho hơn 500 triệu Kitô hữu, bao gồm các tín hữu thuộc Giáo hội Chính Thống, Anh giáo, Báp tít, Lutheran và Methodist, cũng như các Giáo hội Cải Cách, Hiệp Nhất và Độc lập.

Tòa Thánh không phải là thành viên của WCC, nhưng lại là một nhà quan sát và thường xuyên gửi các đại diện đến các cuộc họp của tổ chức này.

Bằng việc viếng thăm trụ sở của WCC tại Geneva, ĐTC Phanxicô sẽ nối bước hai vị tiền nhiệm của mình: Chân Phúc Phaolô VI, người đã viếng thăm trụ sở WCC vào tháng 6 năm 1969, và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người cũng đã thực hiện điều tương tự vào tháng 6 năm 1984.

Đức Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng gần đây nhất đã viếng thăm Thụy Sĩ, đồng thời thực hiện chuyến viếng thăm trong sáu ngày vào năm 2004 như một trong những chuyến công du quốc tế cuối cùng của mình.

Chủ đề cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đó là: “Đồng hành – Cầu nguyện – Cùng nhau làm việc”. Trong phần trình bày của mình, Đức Hồng y Koch cho biết rằng chủ đề này phản ánh điều mà ĐTC Phanxicô đã định nghĩa như là “tinh thần đại kết của việc cùng đồng hành với nhau”.

“Nhiều lần, ĐTC Phanxicô đã khuyến khích các Giáo hội để cùng nhau thực hiện một cuộc hành trình trong việc làm chứng cho đức tin của mình và đối mặt với những thách thức đương thời của chúng ta”, ĐHY Koch nói, đồng thời ngài cũng cho biết thêm rằng việc cùng đồng hành với nhau theo cách thức này giúp các Kitô hữu đánh giá cao di sản chung của mình và những điều mà họ đã có cùng điểm chung với nhau.

Nó cũng cho phép các Kitô hữu hiểu được những khác biệt hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là về những vấn đề học thuyết hoặc luân lý, ĐHY Koch nói. Tuy nhiên, trong khi việc vượt qua những điểm khác biệt về mặt thần học là một phần quan trọng của việc đạt được sự hiệp nhất, thì có nhiều cần phải thực hiện hơn đối với tiến trình này.

“Nó cũng phải bao gồm việc hợp tác với những người hiện đang thiếu thốn, và với nhiều nạn nhân của chiến tranh, bất công và thiên tai”, ĐHY Koch nói, và đồng thời ngài cũng nhấn mạnh sự cần thiết cần phải cầu nguyện cho nhau và cùng với nhau.

Mặc dù lịch trình chính thức của ĐTC Phanxicô hiện vẫn chưa được công bố, Đức Hồng y Koch cho biết chuyến viếng thăm diễn ra trong ngày có thể bắt đầu bằng một chuyến viếng thăm với Tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset, sau đó ĐTC Phanxicô sẽ tới trụ sở của WCC để tham dự buổi cầu nguyện đại kết tại nhà nguyện của trung tâm này.

ĐTC Phanxicô cũng sẽ tham dự một phiên họp đặc biệt của Ủy ban Trung ương của WCC được dành cho việc tổ chức việc kỷ niệm sự kiện này. Sau đó, ĐTC Phanxicô dự kiến sẽ cử hành Thánh lễ cho cộng đồng Công giáo ở Thụy Sĩ trước khi trở về Rome.

Trong khi đa số các thành viên sáng lập đến từ châu Âu và Bắc Mỹ, hiện tại phần lớn các thành viên của WCC là ở Châu Phi, Châu Á, Caribê, Mỹ Latinh, Trung Đông và Thái Bình Dương.

Theo ĐHY Koch, sự thay đổi này phản ánh những thay đổi lớn hơn đối với sự hiện diện của các Kitô hữu trên toàn thế giới, và điều này “có thể là một sự khích lệ đối với những người châu Âu nhằm tái khám phá  Kitô giáo”.

Cũng có mặt hôm 2/3 nhân dịp công bố chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tới Geneva đó là Mục sư Olav Fykse Tveit, Tổng thư ký của WCC. Phát biểu với các nhà báo, mục sư Tveit  cho biết chuyến viếng thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô là “chuyến viếng thăm mang tính biến cố lịch sử” và “dấu hiệu của niềm hy vọng không chỉ đối với chúng ta, mà còn đối với tất cả những ai làm việc lâu dài cho sự hiệp nhất trên toàn thế giới”.

“Chúng ta nhận thấy điều này như một dấu hiệu về việc chúng ta với tư cách là các Giáo hội Kitô giáo có thể khẳng định ơn gọi và sứ mạng chung của chúng ta trong việc cùng nhau phụng sự Chúa Kitô”, ĐHY Koch nói, đồng thời ngài cho biết thêm rằng những chuyến viếng thăm như vậy chính là những bước tiến giúp xây dựng niềm hy vọng cho các thế hệ tương lai.

“Hy vọng chính là một chiều kích quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, vốn vô cùng thiết yếu để có thể đương đầu với những đau khổ” cũng như những thách thức mà thế giới phải đối mặt, ĐHY Koch nói, đồng thời cầu nguyện để chuyến viếng thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô sẽ trở thành một dấu hiệu cụ thể của niềm hy vọng này.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube