ĐHY Charles Bo: "Giáo hội bị bách hại tại Myanmar ‘đã phát triển lớn mạnh’"

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 04-02-2018 | 05:48:41

MUMBAI, Ấn Độ – Vị Hồng y đầu tiên của Miến Điện cho biết rằng Giáo hội Công giáo trong nước đã trải nghiệm cuộc đời của nhân vật Gióp trong Cựu Ước – không tiền bạc, không quyền thế, không tài sản.

Đức Hồng y Charles Bo, Tổng Giám mục Địa phận Yangon, đã phát biểu tại hội nghị hai năm một lần của Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ, đồng thời cảm ơn họ vì đã cung cấp nhiều nhà truyền giáo mang đức tin Công giáo đến với đất nước của mình.

20180202T1156-14306-CNS-CARDINAL-BO-INDIA_800-690x450

Đức Hồng y Charles Bo của Yangon, Myanmar, phát biểu trong buổi Hội nghị các Giám Mục Công giáo Ấn Độ ở Bangalore diễn ra ngày 2 tháng 2 Đức Hồng y Bo đã nói về những vấn đề mà Giáo hội ngài coi sóc đã trải qua trong suốt năm thập niên cầm quyền và đàn áp quân sự. (Anto Akkara / CNS.)

“Khi nhà thám hiểm Vasco da Gama đã cùng với các nhà truyền giáo đặt chân đến bờ biển phương Tây, ông đã khiêm tốn khi nhận ra rằng trước khi bất kỳ người châu Âu nào biết đến Chúa Kitô, ánh sáng của Tin Mừng đã chiếu tỏa trên mảnh đất tuyệt vời này. Lịch sử, những con số cũng như ảnh hưởng của quý vị đã đưa quý vị đến với những tiền tuyến đầu tiên của Giáo Hội tại Châu Á”, ĐHY Bo nói.

Giáo hội tại Ấn Độ lần theo dấu vết của nó trở lại với Thánh Tôma Tông đồ, người được cho là đã được mai táng tại Chennai.

“Hai ngàn năm trước, quốc gia này đã gặp gỡ sứ điệp Tin Mừng của Chúa Giêsu. Ấn Độ chưa bao giờ trở nên như thế này”, ĐHY Bo nói. “Thật là một cảm giác tuyệt vời khi được hiện diện cùng với một Giáo Hội với một lịch sử lâu dài như thế. Ấn Độ sánh với các cộng đoàn Côrintô và  Êphêsô trong lịch sử sứ mạng vĩ đại của Giáo hội sơ khai”.

ĐHY Bo đã được các Giám mục Ấn Độ đề nghị chia sẻ về Giáo hội tại quốc gia của Ngài.

Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, được điều hành bởi người Anh như là một phần của Đế chế Ấn Độ từ năm 1885-1937 và chính thức giành được độc lập vào năm 1948.

Con số các tín hữu Công giáo tại Myanmar vào khoảng 700.000 người, chưa đến 2% dân số.

Mặc dù có quy mô khiêm tốn, thế nhưng Giáo Hội tại Myanmar lại vô cùng đa dạng và nổi bật nhất trong số các dân tộc thiểu số ở nước này.

Điều này đã dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử và nghi ngờ từ đa số người dân Miến Điện, mà sắc tộc của họ thường gắn liền với đức tin Phật giáo của họ.

“Cho đến gần đây, Giáo hội Miến Điện đã trở thánh một Giáo hội bị bách hại”, ĐHY Bo phát biểu với các Giám mục Ấn Độ.

“Ngày 1 tháng 4 năm 1965, tất cả các trường học của chúng tôi đều đã bị quốc hữu hóa, tài sản của chúng tôi bị tước đoạt, các nhà truyền giáo của chúng tôi đã bị trục xuất”, ĐHY Bo nói.

“Giáo Hội đã bị tước đoạt hết mọi quyền hành. Thế lực sự dữ nghĩ rằng chúng tôi sẽ không bao giờ có thể tồn tại”.

ĐHY Bo cho biết chính phủ – cả chính phủ đã được bầu cử đầu tiên, và chính quyền quân sự tiếp theo – đã xúc tiến một chính sách chuyên chế về “một chủng tộc, một tôn giáo và một ngôn ngữ”.

“Ở đất nước chúng tôi, tôn giáo phần đông muốn sự bảo vệ của nhà nước, các dân tộc thiểu số bị phân biệt đối xử trong giáo dục và các công việc của chính phủ. Các Kitô hữu thường cảm thấy họ như là những công dân hạng hai trên chính mảnh đất của họ”, ĐHY Bo cho biết thêm.

ĐHY Bo cho biết rằng các thành viên của Giáo hội đã phải chịu đựng đau khổ, nhưng “chúng tôi đã cùng nhau học được cách để tồn tại trước hết, và sau đó là phản kháng”, đồng thời cũng cho biết thêm rằng họ không chỉ “sống sót, mà còn phát triển lớn mạnh”.

ĐHY Bo cho biết rằng những mối liên hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo và việc trao quyền cho người giáo dân chính là điều thiết yếu cho tiến trình này.

Giờ đây, ĐHY Bo nói, Giáo hội chính là một ví dụ điển hình cho phần còn lại của đất nước.

ĐHY Bo ghi nhận sự đa dạng của Giáo Hội tại Myanmar: có tổng cộng 16 Giáo phận – bốn Giáo phận dành cho nhóm sắc tộc Karen, ba Giáo phận dành cho những người Kachin, bốn Giáo phận dành cho những người Chins, ba Giáo phận dành cho những người Kayahs, và hai Giáo phận có một sự pha trộn sắc tộc.

“Chúng tôi đang trong quá trình phát triển một bản sắc Công giáo chung. Sự thành công và cuộc tranh đấu của chúng tôi là thăng tiến qua các đặc tính dân tộc hướng tới những vấn đề chung vốn quy tụ chúng tôi lại với nhau và giúp đỡ chúng tôi”, ĐHY Bo nói.

“Việc thiếu những cơ hội đối với những người Công giáo khiến chúng ta phải thành lập các ủy ban giáo dục và cho những người nghèo được đi học và trao quyền cho người dân”, ĐHY Bo tiếp tục.

Tuy nhiên, ĐHY Bo cho biết rằng Giáo Hội tại Myanmar hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó bao gồm một bầu khí sợ hãi do các nhóm cực đoan tạo ra.

“Ngay cả các nhà sư cũng đã chiều theo những lời nói thù hận và thậm chí là bạo lực”, ĐHY Bo nói, đồng thời Ngài cũng cho biết thêm rằng đây chỉ là một bộ phận thiểu số trong hàng giáo sĩ Phật giáo.

“Hẳn quý vị đã nghe nói về vấn đề Rohingya. Các yếu tố cực đoan đã thúc đẩy sự chia rẽ giữa các cộng đồng”, ĐHY Bo tiếp tục. “Họ đã buộc chính phủ ban hành luật chống lại các nhóm thiểu số”.

ĐHY Bo cho biết Giáo hội tại Myanmar đã đáp lại bằng cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các nhà lãnh đạo tôn giáo ôn hòa, các nhà ngoại giao, và cộng đồng quốc tế.

 “Bằng cách liên tục liên hệ với các phần tử ôn hòa trong nhóm tôn giáo chiếm đa số, chúng tôi giữ cho ranh giới của bạo lực luôn ở tỏng giới hạn của nó”, ĐHY Bo nói.

Tuy nhiên, ĐHY Bo cho biết rằng “chủ nghĩa khủng bố lớn nhất” trong khu vực đó chính là sự đói nghèo và đồng thời gọi đó là “sự ác mà Giáo hội cần phải tuyên chiến”.

ĐHY Bo đã đổ lỗi cho một nền kinh tế của chủ nghĩa tân tự do vốn đã kéo dài sự bất bình đẳng, đồng thời lưu ý rằng trong vòng 30 năm, “một nền kinh tế thân thiện” đã cướp bóc các nguồn tài nguyên phong phú tại Myanmar.

“Sự nghèo đói tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng buôn người”, ĐHY Bo nói, một số lượng lớn các thanh niên Myanmar đã rơi vào các hình thức nô lệ hiện đại khắp Đông Nam Á.

ĐHY Bo kêu gọi một “cuộc chiến tranh thế giới” chống lại tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng.

“Các quốc gia của chúng ta cực kỳ nghèo nàn”, ĐHY Bo nói. “Với tư cách là những vị chủ chăn, chúng ta cất lên những lời tuyệt vời mỗi ngày: ‘Hãy cầm lấy mà ăn’. Chúng ta vô cùng đau đớn khi nhận thấy rằng gần một tỉ người phải đi ngủ với một cái bụng trống rỗng”.

ĐTC Phanxicô đã viếng thăm Myanmar từ ngày 27/11 đến 30/11 năm 2017, trước khi viếng thăm Bangladesh cho đến ngày 2 tháng 12.

Đây là chuyến viếng thăm thứ hai của ĐTC Phanxicô tới Nam Á, sau khi sang Sri Lanka vào năm 2015.

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube