Đài Loan ngỏ lời lời mời thứ hai tới ĐTC Phanxicô sau thỏa thuận Vatican-Trung Quốc

“Chúng tôi sẽ sử dụng những hành động tích cực và cụ thể để tiếp tục ủng hộ Đức Giáo Hoàng và Vatican nhằm truyền bá các giá trị phổ biến về tự do, công lý, hòa bình và quan tâm đến mọi ngóc ngách trên thế giới”, Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn cho biết.

Chính phủ Đài Loan đã đưa ra lời mời thứ hai tới ĐTC Phanxicô để đến thăm đất nước này, một động thái theo sau những tiến triển mới trong quan hệ của Tòa Thánh với đối thủ của nó tại Trung Quốc đại lục.

Phó tổng thống nước này, ông Trần Triển Chinh (Chen Chien-jen) đã đưa ra lời mời trong buổi hội kiến ĐTC Phanxicô trước Chúa Nhật tuyên Thánh cho vị tiền nhiệm của mình, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.

ĐTC Phanxicô “cho biết rằng Ngài sẽ cầu nguyện cho Đài Loan” và đề nghị ông Chen chuyển lời chào của mình tới Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), ông Chen phát biểu với các phóng viên.

Ông cho biết rằng ĐTC Phanxicô đã mỉm cười khi Ngài được mời đến thăm Đài Loan. Ông Chen, một người Công giáo, đã viếng thăm Vatican vào năm 2016 nhân dịp tuyên Thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta.

Đáp lại tin tức về lời mời, bà Thái đã chia sẻ trên trang Facebook của mình: “Tôi muốn ngỏ lời cảm ơn ĐTC Phanxicô vì những lời chào và phép lành của Ngài”.

“Chúng tôi sẽ sử dụng những hành động tích cực và cụ thể để tiếp tục ủng hộ Đức Giáo Hoàng và Vatican nhằm truyền bá các giá trị phổ biến về tự do, công lý, hòa bình và quan tâm đến mọi ngóc ngách trên thế giới”, bà Thái nói.

Đây là lời mời thứ hai từ các nhà lãnh đạo chính trị Đài Loan gửi đến Đức Giáo Hoàng.

Vào tháng 9 năm 2017, Tổng thống Tsai đã chính thức gửi ĐTC Phanxicô lời mời viếng thăm nước này qua Đức Hồng y Peter Turkson, người đã có mặt tại Đài Loan nhân dịp Hội nghị Quốc tế của Phong trào Tông đồ Biển.

Hiện có khoảng 300.000 tín hữu Công giáo ở Đài Loan, chiếm khoảng 2% dân số.

Sự chia cắt giữa Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu từ năm 1949, khi các lực lượng quốc quyền chủ nghĩa rời khỏi lục địa sau sự thành công của quân đội cộng sản trên đất liền. Đài Loan chính thức được gọi là Cộng hòa Trung Quốc, trong khi chính phủ trên đất liền là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

shutterstock_377396446Tòa Thánh đã công nhận chính phủ Đài Loan, Cộng hòa Trung Hoa, kể từ năm 1942, và hiện không có quan hệ ngoại giao chính thức với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vốn củng cố quyền kiểm soát đất liền khi kết thúc cuộc nội chiến vào năm 1949.

Vào tháng Chín, đại diện của Tòa Thánh và chính phủ cộng sản Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận tạm thời liên quan đến việc đề cử các giám mục Công giáo khi một thông cáo của Vatican cho biết đã tạo ra những điều kiện cho “sự cộng tác lớn hơn ở cấp độ song phương”.

Phát ngôn viên Vatican, ông Greg Burke, cho biết mục tiêu của thỏa thuận “không mang tính chính trị nhưng mang tính mục vụ” và sẽ cho phép “các tín hữu có được các giám mục hiệp thông với Rome nhưng đồng thời được chính quyền Trung Quốc công nhận”.

Hiện có khoảng 12 triệu tín hữu Công giáo ở Trung Quốc, nhưng trong nhiều thập kỷ, họ đã bị chia cắt giữa Giáo hội Công giáo hầm trú với sự hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh, đôi khi chịu sự bức hại của chính phủ, và Hiệp hội Công giáo yêu nước do chính phủ điều hành, mà trong đó các giám mục được chính phủ Cộng sản chỉ định và đôi khi được bổ nhiệm mà không có sự chấp thuận của Giáo Hoàng. Một số giám mục thuộc Hiệp hội Công giáo yêu nước phục vụ với tư cách là thành viên của Quốc hội Nhân dân Trung Quốc.

Vào tháng 5, các giám mục Đài Loan đã tổ chức chuyến viếng thăm ‘Ad limina’ đầu tiên của họ với Đức Giáo Hoàng trong vòng 10 năm.

Trong chuyến thăm, các giám mục Đài Loan đã mời ĐTC Phanxicô đến thăm đất nước này nhân dịp Đại hội Thánh Thể Quốc gia, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3 năm 2019.

Đã có những bận tâm giữa một số nhà lãnh đạo Đài Loan rằng Toà Thánh sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan nếu như đạt được thỏa thuận ngoại giao với Trung Quốc. Trung Quốc coi Đài Loan như là một tỉnh nổi dậy, chứ không phải là một quốc gia có chủ quyền.

Trong quá khứ, Trung Quốc đã yêu cầu các quốc gia khác chấm dứt việc công nhận ngoại giao đối với Đài Loan như là một cái giá cho việc  tăng cường hợp tác kinh tế hoặc chính trị, và Tòa Thánh là một trong những thực thể có chủ quyền nổi bật nhất công nhận quốc đảo này. Theo Agence France Presse, Tòa Thánh là đồng minh chính thức duy nhất của nước này ở châu Âu. Đài Loan đã mất đi năm đồng minh kể từ năm 2016, với việc các quốc gia đang phát triển như El Salvador, Panama và Cộng hòa Dominica cắt đứt các mối quan hệ dưới áp lực từ Bắc Kinh.

Tòa Đại Sứ Giáo Hoàng ở Đài Bắc đã không được đứng đầu bởi một vị Sứ Thần Tòa Thánh kể từ ngày 25 tháng 10 năm 1971, khi Liên Hợp Quốc ngừng công nhận chính phủ có trụ sở tại Đài Bắc là chính phủ Trung Quốc. Vào thời điểm đó, Tòa Thánh đã chuyển Sứ Thần Tòa Thánh khỏi Đài Bắc và không chỉ định người kế nhiệm. Kể từ đó, sứ vụ ở Đài Bắc được đứng đầu bởi vị Tham tán (chargé d’affairs).

Đức Tổng Giám mục Gioan Hồng Sơn Xuyên (John Hung Shan-chuan) thuộc Địa phận Đài Bắc, đã phát biểu với Reuters vào hồi tháng 3 rằng Giáo hội ở Đài Loan không lường trước được rằng Toà Thánh và Trung Quốc đại lục sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao, bởi vì việc làm như vậy đòi hỏi phải chia sẻ “những giá trị chung với nhau”.

“Các giá trị mà Vatican nắm giữ khác với những giá trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc xây dựng quan hệ ngoại giao với Vatican đòi hỏi các giá trị bao gồm cả tự do và dân chủ”, Đức TGM Gioan Hồng Sơn Xuyên nói.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube