Cơ quan giám sát tài chính của Tòa thánh Vatican chỉ ra tiến bộ, nhưng vẫn không truy tố vụ nào

Cơ quan giám sát tài chính của Tòa thánh Vatican đã trình bày một báo cáo hàng năm đầy màu hồng vào thứ năm, cho thấy có sự sụt giảm về các hoạt động đáng ngờ và  có sự  tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc theo dõi các giao dịch. Tuy nhiên, vẫn chưa có vụ truy tố công khai bất cứ ai về các tội phạm tài chính ở Vatican.

Brulhart

Rene Brulhart

Ngay từ đầu, làm sạch nền tài chính của Vatican là một ưu tiên hàng đầu của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Chiến dịch này đã có một bước tiến trong ngày thứ ba với việc phát hành báo cáo năm 2016 từ Cơ quan Thông tin Tài chính (AIF), trong thực tế là cơ quan giám sát tài chính của Vatican, cho thấy có sự sụt giảm đáng kể các báo cáo về các hoạt động đáng ngờ.

Tuy nhiên, lãnh đạo AIF cũng thừa nhận rằng cho đến nay, vẫn chưa có trường hợp một người nào đó bị cáo buộc có hành vi sai trái về tài chính mà đã bị hệ thống pháp luật của Vatican truy tố và xử phạt công khai.

AIF là một tổ chức chống rửa tiền được thành lập dưới thời Đức Bênêđictô XVI và được tăng cường bởi Đức Phanxicô. Cơ quan này do luật sư Thụy Sĩ René Brülhart đứng đầu, cùng với Tommaso Di Ruzza người Ý làm giám đốc.

Vào năm 2016, có hơn 190 giao dịch tài chính đáng ngờ ở Vatican bị “lưu ý”, dẫn đến việc đình chỉ bốn trong số những giao dịch trên, với tổng số hơn 2 triệu đô la, và đóng băng một tài khoản tại ngân hàng Vatican trị giá 1,5 triệu đô la.

Con số đó cho thấy có một sự sụt giảm đáng kể so với năm 2015, là năm có 540 giao dịch đáng ngờ, tám giao dịch bị treo, tổng cộng hơn 10 triệu đô la, và đóng băng bốn tài khoản trị giá 8 triệu đô la tại ngân hàng Vatican.

Theo Brülhart, Chủ tịch AIF, sự sụt giảm này “không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng là một bước đi hợp lý để theo đuổi con đường chúng ta đang thực hiện trong những năm này”.

Kể từ khi được thành lập, Brülhart cho biết, AIF đã không ngừng cố gắng thiết lập không chỉ một hệ thống chức năng cho tài chính của Vatican, mà còn là một “nền tảng bền vững”.

Brülhart và Di Ruzza đã nói chuyện với báo chí vào thứ ba để trình bày báo cáo hàng năm lần thứ 5 của AIF. Ngoài số liệu thống kê, báo cáo cũng chỉ ra rằng “việc thực hiện các yêu cầu báo cáo đang ngày càng tăng và ngày càng hiệu quả”.

Trong phần giới thiệu báo cáo, Di Ruzza giải thích về việc giảm số các báo cáo về hoạt động đáng ngờ, cho rằng sự ổn định này là do một số yếu tố, bao gồm sự kiểm soát hiệu quả hơn được thực hiện tại Viện Giáo vụ, quen gọi là Ngân hàng Vatican.

Một trong những vấn đề mà hai quan chức của AIF được hỏi là vấn đề liên quan đến 22 đề xuất về khả năng truy tố được đưa tới Văn phòng Thúc đẩy Công lý của Vatican vào năm ngoái, thêm vào số 34 vụ trong năm 2012-2015. Những báo cáo này bao gồm các tội phạm tài chính khác nhau, từ trốn thuế đến chiếm đoạt và tham nhũng.

“Tôi không thể nói về Văn phòng Thúc đẩy Công lý,” Brülhart nói. “Tuy nhiên, đã có những bước phát triển có liên quan, trong thời gian gần đây”, nhưng ông không giải thích chi tiết về điều đó.

Tuy nhiên, vị chuyên gia người Thụy Sĩ tin rằng phần lớn số liệu còn lại có thể được giải thích bởi thực tế là hệ thống mà họ đã thiết lập vẫn còn mới và vẫn cần nguồn lực công nghệ thông tin, nhân viên có trình độ và bối cảnh để phát triển các trường hợp bị AIF lưu ý và sau đó chuyển tới Công tố viên.

Ngoài ra, như một phần của quy trình, Văn phòng Milano được yêu cầu thông tin cho các cơ quan quốc tế, và việc này thường làm chậm lại các vấn đề.

Tuy nhiên, Vatican đang phải đối mặt với một nguy cơ bị “tuýt còi”. Đơn vị chống rửa tiền của Hội đồng châu Âu, được gọi là Moneyval, sẽ trình bày báo cáo tạm thời về Tòa thánh vào tháng 12 năm nay, sau khi phát hiện vào năm 2015 rằng “không có kết quả thực sự” về việc áp đặt trách nhiệm về tội phạm tài chính.

Về Moneyval, Brülhart đã nói rằng cơ quan này đã đưa ra cho Tòa Thánh “rất nhiều điều đáng tin” về “sự tiến bộ đã được thực hiện.”

Ông nói: “Tôi gọi đó là một sự liên kết rất có tính xây dựng.”

Một trong những nội dung chính trong báo cáo hôm thứ Ba là sự phát triển của việc hợp tác giữa AIF và các đối tác quốc tế.

Brülhart nói: “Hợp tác quốc tế là điều kiện tiên quyết để chống lại các tội phạm về tài chính, và Vatican cam kết hoàn toàn nghiêm túc trong mặt trận này.” Năm 2016, AIF đã có sự gia tăng đáng kể những hợp tác song phương với các bộ phận có thẩm quyền của các cơ quan khác và sẽ tiếp tục là một đối tác tích cực trong việc chống lại các hoạt động tài chính trái phép trên phạm vi toàn cầu”.

Để đạt được mục tiêu này, trong năm 2016, Vatican đã thực hiện hơn 700 yêu cầu đến các cơ quan chức năng nước ngoài, tăng nhiều so với 199 yêu cầu vào năm 2015. Vatican cũng nhận được 116 yêu cầu, giảm so với 181yêu cầu trong năm trước.

Ngành tài chính của Vatican là duy nhất theo nghĩa là nó cung cấp các dịch vụ chủ yếu để hỗ trợ Tòa Thánh và Giáo hội trên thế giới. Di Ruzza viết trong bản báo cáo: “Theo bản chất, nó có một chương trình mang tính quốc tế, bao gồm những khu vực và lãnh vực quan trọng mà đôi khi trong đó Giáo Hội, vì nhiều lý do, hiện diện với các hoạt động mục vụ và nhân đạo”.

Ông nói thêm: “Mặc dù duy trì tính độc đáo của mình, ngành tài chính Vatican vẫn chia sẻ những thách thức và sự phức tạp cố hữu của tình hình quốc tế hiện nay.”

AIF, được thành lập năm 2010 bởi Đức Bênêđictô XVI, là một trong những cơ quan tài chính của Vatican. Những cơ quan khác bao gồm Văn phòng Kinh tế và Hội đồng Kinh tế, cả hai đều do Đức Phanxicô thành lập.

Inés San Martín

N.H. chuyển ngữ

 

 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube