Chín tổ chức Công Giáo ngừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch

Một vài ngày cách (sự kiện) G7 diễn ra, vào cuối tháng năm tại Ý, Phong trào Công giáo Thế giới về khí hậu sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ cho các chính phủ. Nhìn chung, 27 tổ chức Công giáo đã từ bỏ đầu tư vào dầu mỏ, than đá và khí đốt.

Thời điểm không được chọn một cách tình cờ. Từ thứ hai ngày 8 đến ngày 18 tháng 5 các quốc gia gặp nhau tại Bonn, Đức, cho một phiên họp mới của cuộc đàm phán về khí hậu. Trong những ngày sau đó, vào ngày 26 và 27 tháng 5, hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Ý cũng hứa hẹn sẽ là một thời điểm quan trọng đối với sự năng động của các Hiệp định Paris.

Chính trong bối cảnh này mà phong trào Công Giáo Thế Giới về Khí hậu vừa công bố rằng chín tổ chức Công giáo mới – bao gồm các dòng tu và các giáo phận ở Mỹ, Anh và Italy – đã quyết định chấm dứt đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch. Phong trào đảm bảo rằng đây là việc thoái vốn hoạt động chung lớn nhất của các tổ chức Công  giáo cho đến nay, nâng tổng số lên 27.

Hướng theo “Lauda si ‘

“Nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt là nguồn chính khí gaz gây ra hiệu ứng nhà kính, dẫn đến biến đổi khí hậu và đẩy những người nghèo nhất vào một hoàn cảnh bấp bênh hơn.” Mạng lưới này cho biết,  họ đang khởi xướng việc huy động ồ ạt của người Công giáo trong việc hướng theo thông điệp Laudato si’, đã được xuất bản cách đây gần hai năm. “Với thông báo này, chúng tôi muốn chứng minh cho các chính phủ về việc liên đới của người Công giáo, và gửi một tín hiệu mạnh mẽ vào một thời điểm quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao,” Cecilia Dall’Oglio, điều phối viên của chương trình châu Âu của phong trào, nhấn mạnh .

Trong thực tế, trong cuộc đàm phán khí hậu Bonn đã bị phá vỡ bởi sự đe dọa Mỹ rút quân khỏi các Hiệp định Paris – trong đó có kế hoạch làm nóng lên dưới 2 độ. Quyết định Donald Trump sắp được thực thi, cuối cùng sẽ không được tiết lộ trước khi G7 ở Sicily. Trong khi đó, thái độ của các nước khác là rất thận trọng để duy trì sự phát triển.

Một phong trào không đầu tư vốn (thoái vốn) toàn cầu

“Ở Ý, các tổ chức Công giáo có ảnh hưởng lớn và người ta cảm thấy rằng với sáng kiến ​​này, ý chí để ngăn cản chính phủ Ý để đi xa hơn trong cuộc chiến chống hiện tượng nóng lên toàn cầu”, David Levaï, Giám đốc Chương trình khí hậu IDDRI, thuộc Viện phát triển bền vững và Quan hệ quốc tế), đã giải thích.

Ông cũng nhìn thấy trong thông báo này ” việc cụ thể hóa” thông điệp của Giáo hoàng Francis. “Chúng tôi nói về kinh phí, nó rất thực tế,” nhà nghiên cứu ghi nhận. Theo một nghiên cứu được công bố vào cuối năm 2016 do Hiệp hội DivestInvest, phong trào thoái vốn toàn cầu liên quan đến gần 700 tổ chức tại hơn 70 quốc gia, giữ 5.000 tỷ tài sản.

Marine Lamoureux

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube