Vatican với LHQ: ‘Chúng ta phải loại bỏ những nguyên nhân gốc rễ của nạn buôn người’

NEW YORK – Nạn buôn người và những nguyên nhân gốc rễ của nó có thể được loại bỏ với sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, đại diện của Vatican tại Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ ba tuần trước.

“Để xoá bỏ nạn buôn người, chúng ta phải đối mặt với mọi nguyên nhân về kinh tế, môi trường, chính trị, và luân lý, nhưng điều đặc biệt quan trọng đó là phải ngăn chặn và chấm dứt cuộc chiến tranh và xung đột vốn khiến cho những người đặc biệt dễ bị tổn thương trở thành nạn nhân của nạn buôn người”, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh và Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, cho biết trong một bài phát biểu.

Woman_with_headdress_Credit_Hernan_Pinera_via_Flickr_CC_BY_SA_20_CNA-690x450“Chiến tranh và các cuộc xung đột bạo lực đã trở thành động lực lớn nhất dẫn đến việc nhiều người bị buộc phải di dời”, Đức TGM Auza nói, đồng thời lưu ý rằng những kẻ buôn người đã lợi dụng sự hỗn loạn của chiến tranh để bóc lột những người dễ bị tổn thương, sử dụng họ như những kẻ nô lệ tình dục hoặc lao động cưỡng bức.

Một hậu quả điển hình của chiến tranh đó chính là một số lượng lớn những người bị buộc phải di tản, những người thường trở thành những người nhập cư và tị nạn ở các nước khác, và Đức TGM Auza cũng cho biết thêm rằng các quốc gia cũng đang nỗ lực làm việc để bảo vệ những người này.

Trong những năm gần đây, Châu Âu đã trải qua một cuộc khủng hoảng tị nạn ở mức độ chưa bao giờ nhìn thấy kể từ Thế chiến II, với hàng triệu người bỏ trốn khỏi bạo lực và bất ổn tại Trung Đông, khiến cho nhiều người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn người. Theo các báo cáo của The Guardian, Liên minh Châu Âu đã báo cáo hơn 15.000 trường hợp mua bán tình dục từ năm 2013-2014, mặc dù các cơ quan chức năng dự đoán con số thực tế là cao hơn nhiều.

Hoa Kỳ đã có hơn 5.000 trường hợp buôn bán người được báo cáo vào năm 2016.

“Khi các quốc gia và cộng đồng quốc tế thất bại trong việc bảo vệ người dân khỏi chiến tranh và những cảnh tàn bạo, những con người như vậy cảm thấy bị ép buộc phải trốn khỏi quê hương xứ sở của mình, tất cả chúng ta đều có một trách nhiệm rất lớn và khẩn cấp để bảo vệ họ khỏi bị tổn hại hơn nữa, bao gồm việc rơi vào tay của những kẻ buôn người”, Đức TGM Auza nói.

“Việc chuyển thành án hình sự của những người nhập cư cưỡng bức, những người nhập cư không có giấy tờ và không chính quy nói chung, làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương của họ, đẩy họ sâu hơn vào nanh vuốt của những kẻ buôn người cũng như các hình thức bóc lột cực đoan khác và khiến họ ít có khả năng hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật để trừng phạt những kẻ buôn người”, Đức TGM Auza cho biết thêm.

Trong khi Đức TGM Auza khen ngợi những nỗ lực trước đây của LHQ nhằm ngăn chặn nạn buôn người, “vẫn còn nhiều điều cần phải được thực hiện để đạt được sự phối hợp tốt hơn giữa các chính phủ, ngành tư pháp, các quan chức thực thi pháp luật và xã hội dân sự”.

Đức TGM Auza cũng cảm ơn các cộng đồng và các tổ chức tín ngưỡng, những người chống lại nạn buôn người và cùng đồng hành với các nạn nhân của nó, “đặc biệt là các nữ tu, những người từ lâu đã đi đầu trong cuộc chiến chống nạn buôn người”.

“Nhân Ngày Thế giới Chống nạn Buôn người vào hồi tháng Bảy vừa qua, ĐTC Phanxicô đã cảnh báo tất cả chúng ta chống lại việc ‘trở nên quen với’ nạn buôn bán người, coi nó như thể là ‘một điều bình thường’, khi mà trong thực tế, nó là ‘một điều ghê tởm, độc ác, tội lỗi, một căn bệnh dịch hạch, một hình thức nô lệ hiện đại, một tội ác chống lại loài người”, Đức TGM Auza nói.

“Đại diện ĐTC Phanxicô, phái đoàn của tôi tiếp tục đổi mới lời kêu gọi đối với một sự cam kết toàn cầu nhằm chấm dứt tội ác tàn bạo này”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube