Vatican kêu gọi hưởng ứng cuộc lạc quyên vào Thứ Sáu Tuần Thánh nhằm hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo ở Gaza

Những giáo dân bị thương rước lễ vào Chúa Nhật III Mùa Vọng, ngày 17 tháng 12 năm 2023, tại Giáo xứ Thánh Gia ở Gaza. Quỹ quyên góp của Giáo hoàng dành cho Thánh sđịa cung cấp viện trợ và hỗ trợ cộng đồng cho các hoạt động Giáo xứ của Giáo xứ Thánh Gia, Giáo xứ Công giáo La Mã duy nhất ở Gaza | Nguồn: Cha Gabriel Romanelli/Facebook)

Những giáo dân bị thương rước lễ vào Chúa Nhật III Mùa Vọng, ngày 17 tháng 12 năm 2023, tại Giáo xứ Thánh Gia ở Gaza. Quỹ quyên góp của Giáo hoàng dành cho Thánh sđịa cung cấp viện trợ và hỗ trợ cộng đồng cho các hoạt động Giáo xứ của Giáo xứ Thánh Gia, Giáo xứ Công giáo La Mã duy nhất ở Gaza | Nguồn: Cha Gabriel Romanelli/Facebook)

Lời kêu gọi ủng hộ tài chính năm nay của Vatican dành cho Thánh địa nhấn mạnh cuộc khủng hoảng nhân đạo cấp bách mà người dân đang bị bao vây ở Gaza phải đối mặt và lời kêu gọi hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxicô.

“Chiến tranh bùng nổ ở Gaza, sau sự kiện vào ngày 7 tháng 10, đã làm tê liệt Thánh địa. Việc thiếu người hành hương và khách du lịch đã khiến hàng ngàn gia đình gặp khó khăn”, Đức Hồng Y Claudio Gugerotti, Tổng Trưởng Bộ Giáo hội Đông phương, cho biết trong một bức thư được công bố vào ngày 8 tháng 3.

Vatican đã giám sát quỹ “Pro Terra Sancta”, hay Quỹ quyên góp của Giáo hoàng dành cho Thánh địa, kể từ năm 1974, khi Đức Giáo hoàng Phaolô VI, trong Tông Huấn Nobis in Animo, đã chỉ định Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày thực hiện việc quyên góp tại các Giáo xứ trên khắp thế giới. Năm nay Thứ Sáu Tuần Thánh rơi vào ngày 29 tháng 3. Các tín hữu Công giáo Hoa Kỳ có thể quyên góp trực tuyến hoặc tại Giáo xứ của họ.

Thông thường, 65% số tiền thu được sẽ được dành cho Văn phòng Quản trị Thánh địa của Dòng Phanxicô, chịu trách nhiệm duy trì các thánh tích của Kitô giáo trong khu vực trong hơn 800 năm. Văn phòng Quản trị Thánh địa của Dòng Phanxicô cũng sử dụng quỹ cho các hoạt động nhân đạo và xã hội, bao gồm cả việc giúp trang trải “chi phí y tế của các gia đình và các nhu cầu cơ bản của họ” cũng như cung cấp nhà ở cho những người nghèo và các gia đình trẻ “trả tiền thuê nhà tượng trưng”.

35% còn lại được trao cho Bộ Giáo hội Đông phương để hỗ trợ các chủng sinh và linh mục cũng như các hoạt động giáo dục và văn hóa.

Theo báo cáo tóm tắt năm ngoái, Quỹ quyên góp của Giáo hoàng đã quyên góp được số tiền tương đương hơn 7 triệu đô la, trong đó khoảng 3,7 triệu đô la được sử dụng để hỗ trợ việc đào tạo các chủng sinh và tu sĩ nam nữ. Khoảng 2,5 triệu đô la khác được phân bổ cho các hoạt động giáo dục, bao gồm việc đào tạo học thuật cho “gần 3.300 thanh niên, chủ yếu là người Hồi giáo Palestine”, tại Đại học Bethlehem ở Bờ Tây, do các Sư huynh Dòng Gioan La San điều hành.

Lời kêu gọi năm nay diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh Israel-Hamas đang diễn ra. Cuộc chiến này đã gây ra hậu quả tàn khốc đối với dân thường.

“Với sự đột phá này, viện trợ đã được tăng cường để hỗ trợ các nhu cầu cơ bản và chính yếu của người dân đã kiệt sức vì các cuộc bắn phá và quá đông đúc trong khuôn viên các tòa nhà của Giáo xứ”, báo cáo tóm tắt cho biết.

“Đức Thánh Cha Phanxicô chưa bao giờ ngừng bày tỏ sự gần gũi của mình với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Thánh địa”, Đức Hồng Y Gugerotti viết. “Đức Thánh Cha dự định thực hiện một dự án với mục đích nhân đạo ở Gaza hoặc Bờ Tây, vốn có thể giúp người dân tiếp tục cuộc sống có phẩm giá hơn và tạo cơ hội việc làm sau khi chiến tranh kết thúc”.

Quỹ quyên góp của Giáo hoàng cung cấp viện trợ và hỗ trợ cộng đồng cho các hoạt động Giáo xứ cho Giáo xứ Thánh Gia, Giáo xứ Công giáo Rôma duy nhất ở Gaza.

Theo báo cáo tóm tắt, những người được hưởng lợi bao gồm 135 người thuộc cộng đồng Giáo xứ Thánh Gia, cũng như “600 người trở thành vô gia cư trong Giáo xứ khi bắt đầu chiến tranh”.

Quỹ quyên góp của Giáo hoàng, phối hợp với Caritas và Tòa Thượng Phụ nghi lễ Latinh, cũng đã cung cấp viện trợ cho 33 trẻ em mắc bệnh ly thượng bì bóng nước (epidermolysis bullosa) – một nhóm bệnh di truyền hiếm gặp khiến da bị phồng rộp – ở Dải Gaza thông qua chương trình “Butterfly Program”.

Gaza là một trong những khu vực nghèo nhất và đông dân nhất của Palestine. Theo Bộ Y tế do Hamas điều hành, kể từ khi chiến tranh bùng nổ, hơn 30.000 dân thường đã thiệt mạng tại khu vực này.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube