Tuần lễ Laudato Si’ năm 2020: Liên đới với Thế giới bị tổn thương

Laudato-si-696x406

Ngày nay, trọng tâm của lý luận chính trị và các phương tiện truyền thông dường như chỉ tập trung vào đại dịch vốn vẫn đang tiếp tục gây ra tai họa cho thế giới, xem nhẹ các vấn đề về sinh thái. Mặc dù thực tế là coronavirus vẫn tồn tại ở đây, nhưng cũng đúng là nó đã có một tác động sinh thái đến thế giới và thu hút sự chú ý của chúng ta đối với các vấn đề về môi trường.

Các vệ tinh quan sát ở nhiều thành phố cho thấy sự sụt giảm mạnh nồng độ nitơ dioxide, được tạo ra bởi tình trạng giao thông của các phương tiện cơ giới và các quá trình đốt hóa thạch khác. Sự chậm lại trong các hoạt động kinh tế, đồng thời, dẫn đến sự sụt giảm đáng kể của lượng khí nhà kính. Ở Venice, kênh đào Grand, nơi mà hầu như chưa từng thấy mặt nước trong suốt như vậy, giờ đây người ta đã có thể nhìn thấy một số loài cá và sứa hiếm thấy trước đây. Ở các thành phố khác trên thế giới, người ta có thể nhìn thấy các loài động vật đi dạo trên đường phố nhờ ít có sự hiện diện của con người. Chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi mà chưa có thỏa thuận chính trị nào đạt được về các vấn đề môi trường.

Trong viễn cảnh này, quả thực không khó để thiết lập mối liên hệ giữa đại dịch hiện tại và cuộc khủng hoảng về môi trường. Hoàn toàn đúng như vậy, một trong những nguyên tắc trình bày một cách rõ ràng thông điệp của Thông điệp ‘Laudato Si’ đó chính là “sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau”, vốn cho phép chúng ta nhận ra việc hoạt động của con người tạo ra các giao diện mới, từ đó, tìm thấy sự cộng hưởng của chúng trong mọi khía cạnh của cuộc sống của các cá nhân, của xã hội và Ngôi nhà chung của chúng ta.

Tuần lễ Laudato Si’ kỷ niệm 5 năm Thông điệp này từ ngày 16 đến ngày 24 tháng 5 năm 2020, giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 này, trở thành một cơ hội thuận lợi để nhận thức mức độ của sự kết nối giữa thực tế xã hội, sức khỏe con người, sự phát triển kinh tế-xã hội, và đức tin Kitô giáo của chúng ta. Trong bối cảnh cụ thể hơn của chúng ta, với tư cách là các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, tuần lễ này có thể giúp chúng ta khám phá ơn gọi liên quan đến lĩnh vực môi sinh của chúng ta ngõ hầu chúng ta có thể hội nhập nó tốt hơn vào linh đạo và đời sống Tông đồ của chúng ta. Đức Giáo hoàng Phanxicô, trong lời mời tham dự lễ kỷ niệm này, đã nhắc lại lời kêu gọi để ứng phó với cuộc khủng hoảng sinh thái: “Tiếng kêu gào của trái đất và tiếng kêu khóc của người nghèo mời gọi chúng ta đưa ra câu trả lời cho cuộc khủng hoảng sinh thái. Chúng ta hãy chăm sóc công trình sáng tạo, món quà của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của chúng ta”.

prayerw

Trong phần Lời nói đầu trong Tài liệu chung kết của Tổng Công Hội thứ 25, Cha Michael Brehl đã kêu gọi tinh thần liên đới: “Những suy tư của chúng ta về thế giới mà chúng ta đang sống đã đưa chúng ta đến một sự đánh giá sâu sắc hơn về lời mời gọi liên đới của chúng ta: liên đới với Thiên Chúa, với nhau, và với người nghèo. Lời mời gọi liên đới này không phải là một phong trào chính trị hay phản kháng. Thay vào đó, đó là một lời mời gọi hoán cải nền tảng theo cách mà mỗi Tu sĩ, mỗi cộng đoàn, mỗi Đơn vị và toàn thể Hội Dòng được biến đổi để chúng ta thực sự tạo thành ‘một cơ quan truyền giáo’ (Cons. 2)” (Tổng Công Hội XXV, Lời nói đầu, Tài liệu Chung kết, Cha Michael Brehl).

Đây là cách thức chúng ta cử hành Tuần lễ Laudato Si’, chính khi chúng ta đang mơ về một thế giới hậu đại dịch, sẽ khiến chúng ta suy nghĩ và hướng tới khả năng của một mô hình xã hội hoàn toàn khác. Chúng ta không thể quên khía cạnh môi trường một khi chúng ta trở lại các hoạt động xã hội và thương mại, v.v. Vào thời điểm này, thông điệp trong ‘Laudato Si’ có thể giúp chúng ta xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn mà chúng ta mong muốn cho tất cả mọi người. Theo cách này, lời mời gọi liên đới với thế giới bị tổn thương có thể được hiểu như là lời mời gọi liên đới với Ngôi nhà chung của chúng ta, vốn đang kêu gào vì những vết thương của nó. “Sự phụ thuộc lẫn nhau bắt buộc chúng ta phải nghĩ về một thế giới với một kế hoạch chung” (Laudato Si’, số 164), và chúng ta, các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế không thể vắng mặt trong thực tế này.

Do đó, chúng tôi mời gọi tất cả các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, anh chị em giáo dân và những người sống đời thánh hiến, trong bối cảnh cụ thể và tình hình cụ thể của họ, giữa bối cảnh của đại dịch này, tham gia, quảng bá và cử hành Tuần lễ Laudato Si’. Bằng cách này, chúng ta tiếp tục mang lại hy vọng cho rất nhiều người túng thiếu cần được giúp đỡ và đồng thời làm chứng cho Đấng Cứu Thế trong thế giới bị tổng thương của chúng ta. Nhiều nguồn tài liệu ảo có thể dễ dàng truy cập và các đề xuất cho các hoạt động rất đa dạng. Vào ngày 24 tháng 5, chúng ta có thể cùng hiệp ý cầu nguyện cùng với tất cả mọi tín hữu Công giáo trên khắp thế giới vào buổi trưa, tùy thuộc vào giờ địa phương; chúng ta có thể theo dõi các buổi cầu nguyện vào thời điểm này hoặc bất kỳ lúc nào khác trong ngày, tùy theo tình trạng sẵn có.

Các hoạt động có thể khác có thể được khuyến khích đó là:

Ở cấp độ cá nhân hoặc theo lịch trình cộng đoàn:

– Khuyến khích một lối sống bền vững

– Tìm ra những cách thức nhằm làm giảm lượng khí thải carbon của chúng ta

– Loại bỏ nhựa sử dụng một lần

– Trồng cây xanh

Các sáng kiến ở cấp độ tâm linh:

– Tiến hành tĩnh tâm dựa trên Thông điệp Laudato Si’

– Kết hợp các giá trị sinh thái trong đời sống cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn

– Tích hợp các giá trị của Thông điệp Laudato Si’ trong linh đạo của chúng ta

– Một số ngày cầu nguyện cùng với anh chị em giáo dân

– Xem xét việc bao gồm trong các lễ kỷ niệm hàng năm trong các buổi cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn do Đức Giáo hoàng Phanxicô đề xuất, chẳng hạn như Ngày Thế giới Người nghèo, Tuần lễ Laudato Si’, Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Công trình Sáng tạo (ngày 1 tháng 9), v.v.

Các sáng kiến Mục vụ

– Kết hợp các giá trị sinh thái vào bài giảng của chúng ta

– Quảng bá các chiến dịch truyền tải những thông điệp của Laudato Si’

– Tham gia các chiến dịch toàn cầu để yêu cầu hành động khẩn cấp về vấn đề biến đổi khí hậu

– Xây dựng các nguồn tài liệu in cung cấp sự hình thành Kitô giáo dưới ánh sáng của Thông điệp Laudato Si’

Ở cấp độ xã hội

– Thúc đẩy các chiến dịch dọn dẹp ao hồ, sông suối, bãi biển, khu phố

– Chống lại việc sử dụng các nguồn tài nguyên không bền vững như gỗ làm nhà, các loài cây thuộc họ cọ, cũng như việc lạm dụng và làm cạn kiệt các loài động vật hoang dã, v.v.

– Thúc đẩy các hoạt động, các cuộc hội đàm, vv ở cấp địa phương với chính quyền và các đoàn thể để chia sẻ Thông điệp Laudato Si’

Một số đường link hữu ích:

https://laudatosiweek.org/

http://www.humandevelopment.va/es/sviluppo-umano-integrale/cura-del-creato.html

https://laudatosigeneration.org/

https://catholicclimatemovement.global/

Webinar

Hội thảo trực tuyến vào ngày 16 tháng 5 về đề tài “Thúc đẩy hệ sinh thái toàn diện trong thời đại kỹ thuật số”, buổi sáng từ 9 giờ đến 12 giờ (giờ Rome). Các buổi hội thảo có sự góp mặt của Linh mục Martin Carbajo Nunez, OFM, từ Đại học Antoniaum và là tác giả của cuốn “Sinh thái học Toàn diện và Truyền thông trong Kỷ nguyên Số”. Những khám phá chuyên sâu hơn về chủ đề này bao gồm Nữ tu Bernadette Reis, FSP, thành viên của Thánh Bộ Truyền thông Xã hội và Vatican News với trọng tâm đặc biệt về “Truyền thông đại chúng và Thúc đẩy Sinh thái học Toàn diện”. Linh mục Amado Picardal, CSsR, Thư ký đồng điều hành của Ủy ban Quốc tế Công lý, Hòa bình và sự Toàn vẹn của vạn vật (JPIC) thuộc Liên hiệp Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) và là tác giả của một số cuốn sách về Giáo hội, môi trường và chuyển đổi xã hội, sẽ thảo luận về chủ đề “Truyền thông xã hội như là một phương tiện thúc đẩy nền Sinh thái học Toàn diện”, hiện có sẵn bản Tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Ủy ban JPIC thuộc UISG tài trợ cho sự kiện này.

Minh Tuệ (theo Scala News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube