Những tình huống khó xử của Đức Phanxicô trong năm 2017 để có thêm những chiếc tem trong hộ chiếu

ROME – Cũng giống như năm 2016 được nhiều nhà quan sát đánh giá là một năm đầy những sự kinh ngạc – với cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, quyết định của Anh để rời khỏi Liên minh châu Âu và một cuộc trưng cầu dân ý tại Colombia vốn đã từ chối một hiệp ước hòa bình – năm 2017 có thể được coi là năm đầy bối rối, với đầy đủ các sự kiện và quyết định vốn sẽ tiếp tục có những hậu quả đối với tương lai có thể thấy trước.

Trong trường hợp của ĐTC Phanxicô, thường được miêu tả như là một người chơi cờ với một vài bước đi trước, năm 2017 không phải ‘chỉ như những năm khác’.

Việc lựa chọn những tin tức hàng đầu về ĐTC Phanxicô trong mười hai tháng qua không phải là một công việc dễ dàng, nhưng ít nhất chúng ta có thể xác định được ba lĩnh vực mà Ngài đã hết sức tích cực:

·        Lâm vào những tình huống khó xử để có thêm những chiếc tem trong hộ chiếu của mình.

·        Cải cách Giáo hội cả ở Rôma lẫn ở nước ngoài.

·        Việc theo đuổi hoà bình thế giới.

3813ce1c8ab61eb3e86ab0e6a1fb9616-690x450

Mặc dù Ngài không có nhiều dấu hiệu của việc vãn lại những chuyến đi này, năm nay ĐTC Phanxicô đã cắt giảm những chuyến đi quốc tế, có lẽ với nhận thức rằng việc chuẩn bị cho mỗi chuyến Tông du nước ngoài của mình quả là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Năm ngoái, ĐTC Phanxicô đã thực hiện sáu chuyến tông du: Cuba và Mexico; Hy Lạp; Armenia; Ba Lan; Georgia, Azerbaijan và Thu Sweden Điển. Ngài chỉ rời Italia bốn lần vào năm 2017: Ai Cập; Bồ Đào Nha; Colombia; và Myanmar và Bangladesh.

Trong ba trong tổng số bốn trường hợp đó, ĐTC Phanxicô đã phải đắn đo những lời nói và hành động của mình một cách hết sức cẩn thận, biết rằng việc đề cập quá nhiều hoặc quá ít có thể gây ra bạo lực đối với các Kitô hữu ở một quốc gia mà Hồi giáo chiếm đa số, trong trường hợp của Ai Cập; có thể phá hủy một hiệp ước hòa bình yếu ớt vốn chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ ở Colombia; hoặc tiếp tục gây thêm nguy hiểm cho cộng đồng thiểu số Hồi giáo bị bách hại tại Myanmar.

Ai Cập

Chuyến viếng thăm Ai Cập đã diễn ra vào dịp cuối tuần cuối tháng 4, và lần đầu tiên được công bố vào tháng Ba. Giữa lúc như vậy, khi ĐTC Phanxicô đang cử hành Thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô, những tên khủng bố một lần nữa lại phủ một bóng đen tang tóc trong Tuần Thánh, lần này với một vụ nổ bom tại hai nhà thờ Kitô giáo Coptic ở Ai Cập khiến ít nhất 45 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.

Mặc dù ĐTC Phanxicô đã có mặt tại Ai Cập chỉ trong vòng 24 giờ, chuyến viếng thăm ngắn ngủi tới quốc gia Hồi giáo lớn thứ sáu thế giới, và lớn nhất tại Trung Đông, là một cuộc chuyến đi đầy nguy hiểm, và vào thời điểm được miêu tả là một trong những chuyến viếng thăm nguy hiểm nhất trong Triều đại Giáo Hoàng của Ngài.

Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô đã xuất hiện để đưa ra quan điểm của mình. Vào ngày đầu tiên, Ngài đã trình bày bài diễn văn nổi tiếng Regensburg của Nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, đưa ra một lời kêu gọi rõ ràng và mạnh mẽ tới các nhà lãnh đạo tôn giáo, mà trong bối cảnh Ai Cập, có thể rõ ràng nhận ra trước hết có ý nói đến Hồi giáo – để từ chối bạo lực nhân danh Thiên Chúa.

“Một lần nữa chúng ta hãy nói ‘Không!’ một các rõ rang và xác quyết đối với tất cả mọi hình thức bạo lực, sự trả thù và thù hận được thực hiện dưới danh nghĩa tôn giáo hoặc nhân danh Thiên Chúa”, ĐTC Phanxicô nói. “Chúng ta hãy cùng nhau khẳng định sự không tương thích của bạo lực và đức tin, tín ngưỡng và sự thù hận”.

Tại quốc gia Trung Đông với dân số Kitô giáo lớn nhất, ĐTC Phanxicô cũng đã đưa ra một bài phát biểu khiến cho tình hình khả quan hơn đối với các Kitô hữu bị bách hại tại Ai Cập, đại diện cho khoảng từ 10 đến 20% dân số cả nước.

Fatima

Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô đến Fatima, Bồ Đào Nha, địa điểm duy nhất đã được lên kế hoạch khi năm 2016 sắp kết thúc, là một chuyến đi đầy suôn sẻ. Diễn ra chỉ hai tuần sau chuyến viếng thăm Ai Cập, từ ngày 12-13 tháng 5, ĐTC Phanxicô đã tránh bất kỳ yếu tố chính trị nào bằng cách đi thẳng đến Fatima, để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria.

Tuy nhiên, bất chấp mức độ tinh thần của chuyến viếng thăm đó, điều đó không có ý nghĩa gì cả.

Những lần hiện ra của Đức Mẹ Mân Côi bên ngoài ngôi làng với ba đứa trẻ chăn cừu vô học vào năm 1917 vẫn là những cuộc hiện ra được yêu mến và gây nhiều tranh cãi nhất trong số những cuộc hiện ra của Đức Maria đã được Giáo hội Công giáo chấp thuận. Trong sáu lần hiện ra, Đức Mẹ đã trao cho ba trẻ ba “bí mật” hoặc những Thông điệp, liên quan đến hỏa ngục, hai cuộc chiến tranh thế giới, và nỗ lực ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1981, xảy ra ngay trong ngày Lễ Đức Mẹ Fatima.

Trong bài giảng Thánh lễ tuyên Thánh cho hai đứa trẻ chăn cừu, ĐTC Phanxicô đã cảnh báo hàng trăm ngàn tín hữu hiện diện về hỏa ngục: “Đức Mẹ đã tiên báo, và cảnh báo chúng ta về một lối sống vô thần và thực sự xúc phạm đến Thiên Chúa nơi các tạo vật của Ngài … Một đời sống như vậy thường có những rủi ro sẽ dẫn đến hỏa ngục”.

Colombia

Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô đến Colombia là một trong những điều Ngài đã nói đến kể từ khi bắt đầu Triều đại Giáo Hoàng của mình. Giữ vững lời hứa đã được đưa ra nhiều lần, khi thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ của ông Juan Manuel Santos và nhóm du kích lớn nhất nước này, được gọi là FARC, đã được ký kết và mực vừa mới ráo, ĐTC Phanxicô đã xác nhận chuyến viếng thăm sẽ xảy ra.

Một trong những lo ngại về chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô từ ngày 6/9 đến ngày 11/ 9 tới Colombia đó là nó có thể là một chiến thắng đối với chính phủ và thỏa thuận hòa bình gây tranh cãi với các phiến quân Marxist của đất nước, để lại những sự chia rẽ sâu sắc hơn là việc hòa giải.

Tuy nhiên, cuối cùng, nếu chuyến viếng thăm diễn ra như một chiến thắng đối với bất cứ ai, đó không phải là ông Santos, mặc dù ông cũng đã làm tốt, nhưng là người dân Colombia.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm bốn thành phố trong vòng năm ngày, nơi mà hàng triệu tín hữu đã cùng tham dự các Thánh Lễ do Ngài chủ sự tại Bogotá, Villavicencio và Medellín, chưa kể đến một nửa triệu người ở Cartagena, đại diện cho gần một nửa dân số của thành phố.

ĐTC Phanxicô đã nhắn nhủ các bạn trẻ hãy trở thành những thầy dạy của sự tha thứ. Ngài đã nhắc nhở các nạn nhân của bạo lực và những kẻ thủ ác rằng “Sự hận thù sẽ lại tiếp tục gây ra hận thù, sự chết chóc sẽ lại gấy ra cảnh chết chóc”, đồng thời kêu gọi việc bảo vệ sự sống con người ở mọi giai đoạn, coi hành động này như là một hành động không thể chấp nhận được khi trẻ em đã bị cướp đi thời thơ ấu của chúng, lên án tính vũ phu của người Mỹ Latin và nhắc nhở người Công giáo Colombia, những người đại diện cho hơn 70% dân số, rằng Chúa Giêsu đòi hỏi nhiều hơn việc tuân giữ một loạt các quy tắc, và trở nên bị tê liệt bởi lối diễn giải nghiêm khắc những luật lệ.

Nhưng trên hết, những điều mà chuyến viếng thăm kéo dài trong năm ngày này để lại đó chính là bằng chứng hữu hình rõ ràng rằng, bất chấp sự chia rẽ chính trị mà thỏa thuận hòa bình đã tạo ra, Colombia là một đất nước có khả năng có được hòa bình.

Bogotá, một thành phố mà trung bình có đến 3,4 cái chết bất vì bạo động mỗi ngày, đã không xảy ra bất kì sự thương vong nào trong 48 giờ đầu tiên của chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô, và điều tương tự đã xảy ra với các thành phố khác mà Ngài đã đến thăm. Các phương tiện truyền thông địa phương đã mô tả nó như là một phép lạ.

Một thành quả trực tiếp khác của chuyến viếng thăm này đó là nhà lãnh đạo nổi dậy nổi tiếng Rodrigo Londoño, chỉ huy của FARC và trước đây được biết đến bởi biệt hiệu “Timochenko”, đã gửi một bức thư cho ĐTC Phanxicô trong khi ông vẫn ở Colombia: “Thông điệp lặp đi lặp lại của Ngài về Lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa khiến tôi phải cầu xin sự tha thứ của Ngài đối với bất kỳ những giọt nước mắt hay những đau đớn mà chúng tôi đã gây ra cho người dân Colombia”.

Myanmar và Bangladesh

Khi các vị Giáo Hoàng thực hiện các chuyến Tông du của mình, họ thường muốn đưa ra một thông điệp về công lý, nhân phẩm và hòa bình, đồng thời cũng giúp tăng cường các mối quan hệ với các chính phủ nước chủ nhà. Theo nghĩa này, chuyến Tông du nước ngoài sau cùng trong năm 2017 của ĐTC Phanxicô đã trở thành một chuyến đi vào một bãi mìn hơn là việc lâm vào một tình huống khó xử.

Quyết định viếng thăm Myanmar và Bangladesh chỉ là một cuộc gọi vào phút chót, thực tế là chuyến viếng thăm ban đầu, Ấn Độ và Bangladesh, đã không thể xảy ra. Theo ĐTC Phanxicô, “thủ tục giấy tờ” mất quá nhiều thời gian. Trở về Rome sau chyến Tông du, ĐTC Phanxicô chia sẻ với các nhà báo rằng Ngài hy vọng rằng chuyến viếng thăm Ấn Độ sẽ có thể diễn ra trong tương lai gần đây.

Phần lớn việc đưa tin về sự kiện chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô từ ngày 27/11 đến 2/12 đã bị cắt giảm: liệu Ngài có sử dụng thuật ngữ “Rohingya” để ám chỉ đến một nhóm thiểu số Hồi giáo bị bách hại đang chạy trốn khỏi Myanmar sang quốc gia láng giền Bangladesh hay không. Khoảng 625.000 người đã trốn chạy khỏi nước này kể từ cuối tháng Tám, và Liên Hợp Quốc đã cáo buộc chính phủ Miến Điện đối với hành động thanh trừng sắc tộc này.

ĐTC Phanxicô đã được các vị Giám mục địa phương khuyến cáo nhằm tránh việc sử dụng thuật ngữ này, bởi vì họ lo ngại rằng các cuộc biểu tình bạo lực có thể xảy ra trên các đường phố. Myanmar đã không công nhận những người Rohingya là công dân của mình, bất chấp thực tế là họ đã sinh sống ở đó từ nhiều thế hệ.

ĐTC Phanxicô đã tránh sử dụng thuật ngữ này cho đến ngày 1 tháng 12, khi Ngài gặp gỡ 16 người tị nạn Rohingya tại Bangladesh, trong một cuộc gặp gỡ liên tôn. Sau khi chào hỏi từng người họ một cách cá nhân, ĐTC Phanxicô đã đưa ra một bài phát biểu ngẫu hứng trong đó bao gồm lời xin lỗi vì “sự thờ ơ” của thế giới đối với sự đau khổ của họ.

Ngoài những lời kêu gọi trực tiếp và gián tiếp cho những người này cũng như các nhóm thiểu số bị bách hại khác tại Myanmar, kể cả các Kitô hữu, đại diện cho 6% tổng dân số, ĐTC Phanxicô cũng đã đề ra chiến lược liên tôn của mình, vốn xoay quanh việc chống lại vấn đề bạo lực tôn giáo.

Trong danh sách các chuyến viếng thăm chưa từng được thực hiện, Nam Sudan và Congo đứng đầu bảng xếp hạng. Bất chấp những ý định của ĐTC Phanxicô, các cuộc khủng hoảng của các quốc gia đã làm cho điều đó trở nên không thể. Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi cầu nguyện tại Đền Thánh Phêrô cho hòa bình tại hai quốc gia châu Phi đã bị xâu xé bởi cuộc xung đột.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube