Ngày Nước Thế giới: Sự đóng góp của ĐTC Phanxicô và Tòa Thánh

Ngày 22 tháng 3 là Ngày Nước Thế giới. “Nhu cầu tự nhiên đối với Nước” chính là chủ đề cho sự kiện năm 2018. Đức Thánh Cha Phanxicô và Tòa Thánh đã thường đóng góp cho chủ đề này.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422

ĐGH Francis đi dọc theo các bờ biển Ấn Độ Dương

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày một cách rõ ràng rằng sự sẵn có cũng như việc chăm sóc đối với các nguồn nước trên thế giới phải là một ưu tiên toàn cầu. Trong Thông điệp Laudato Si’ (Về việc Chăm sóc Ngôi Nhà Chung của chúng ta), từ “nước” xuất hiện 47 lần – 22 lần xuất hiện trong các số từ 27-30 đề cập một cách đặc biệt về chủ đề nước.

Laudato Si’

Trong Thông điệp này, ĐTC Phanxicô đã bày tỏ những mối bận tâm của mình: sự lãng phí nước, nguồn cung cấp nước uống sạch bền vững, chất lượng nước sẵn có cho người nghèo, các căn bệnh liên quan đến nước, sự đe dọa của việc ô nhiễm các nguồn nước ngầm, việc tư hữu hóa và hàng hóa hóa nước, và những hậu quả trong tương lai mà việc thiếu nước sẽ sẽ gây ra đối với việc cung cấp lương thực và các mối quan hệ quốc tế.

Việc tiếp cận với nước là một quyền của con người

ĐTC Phanxicô đã đề xuất rằng “vấn đề về nước là một phần của vấn đề giáo dục và văn hoá”. Chống lại tình trạng lạm dụng phổ biến và ngày càng gia tăng đối với nước, ĐTC Phanxicô đã đưa ra những lời lẽ đầy mạnh mẽ.

“Việc tiếp cận nước uống an toàn có thể uống được chính là một quyền cơ bản và phổ quát của con người, bởi vì nó là điều cần thiết cho sự sống còn của con người, và như vậy, đó chính là một điều kiện để thực hiện các quyền con người khác” (Laudato Si’, số 30).

Nước: mối bận tâm lâu dài của Tòa Thánh

Laudato Si’, tuy nhiên, đã nêu khá rõ điều mà các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm và Toà Thánh đã nhấn mạnh trong nhiều năm. Chẳng hạn như, vào năm 2003, nhân dịp Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 3 được tổ chức tại Kyoto, Nhật Bản, Tòa Thánh đã trình bày một tài liệu mang tên ‘Nước: Một yếu tố thiết yếu cho sự sống’. Ở đây, Toà Thánh nhấn mạnh rằng việc bảo vệ nguồn nước chính là một yếu tố chính trong sự phát triển và tính bền vững của xã hội. ĐTC Phanxicô đã nhắc lại những mối bận tâm của mình tại Diễn đàn Nước lần thứ tư và thứ năm tại các thành phố Mexico (2006) và Istanbul (2009). Sự đóng góp gần đây nhất của Tòa Thánh vào năm 2012 cho Diễn đàn Nước lần thứ sáu được tổ chức tại Marseille bao gồm những mối bận tâm tương tự như đã được Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong Laudato Si’.

Chúng ta cần phải liên kết mọi tiếng nói của chúng ta

Vào tháng 2 năm 2017, ĐTC Phanxicô đã phát biểu với các tham dự viên tham dự một cuộc hội thảo được tổ chức bởi Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng tại Vatican về chủ đề “Quyền con người đối với Nước”. Ở đây, Ngài đã nhắc lại tính chất trung tâm của nước trong đời sống xã hội.

“Nước cần phải được đặt vào vị trí trung tâm mà nó xứng đáng trong khuôn khổ chính sách công. Quyền của chúng ta đối với nước cũng chính là một nghĩa vụ đối với nước. Quyền của chúng ta đối với nước tạo ra một nghĩa vụ không thể tách rời. Chúng ta có nghĩa vụ công bố quyền con người thiết yếu này và phải bảo vệ nó – như chúng ta đã làm – nhưng chúng ta cũng cần phải có những nỗ lực cụ thể để đưa ra những cam kết chính trị và pháp lý trong vấn đề này”.

Với mức độ nghiêm trọng của tình hình, giáo dục cần phải được ưu tiên đầy đủ, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh. Nếu như những vấn đề liên quan đến nước không được giải quyết, ĐTC Phanxicô tự hỏi rằng “giữa bối cảnh của ‘cuộc chiến tranh thế giới thứ ba từng phần’ này mà chúng ta đang trải qua, nếu chúng ta không đi trên một lộ trình dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới lớn về nước”.

“Chúng ta cần liên kết mọi tiếng nói của chúng ta trong một mục tiêu duy nhất; lúc đó, nó sẽ không còn là trường hợp của việc nghe thấy những tiếng nói cá nhân hoặc cô lập, mà là lời yêu cầu khẩn thiết của anh chị em của chúng ta vang vọng trong chính chúng ta, và tiếng kêu của trái đất đối với việc tôn trọng và chia sẻ có trách nhiệm trong kho báu thuộc về tất cả mọi người. Trong nền văn hoá của sự gặp gỡ này, điều quan trọng là mỗi quốc gia cần phải trở thành người đảm bảo đối với việc tiếp cận toàn bộ đối với nước sạch và an toàn”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube