Món quà vô giá của sự tha thứ đang chờ đợi chúng ta

Tôi đã xin lỗi rất nhiều lần, nhưng nó không thành vấn đề. Bạn tôi đã đạp xe đi xa trên chiếc xe đạp của anh ấy, và tôi đã bị bỏ lại, đứng một mình giữa đường.

Vì không chú ý tôi đã vô tình lao vào bạn tôi khi chúng tôi đang chạy xe đạp, và cả hai đều bị té. Anh ấy bị thương nặng hơn sau cú ngã.

Tôi đứng dậy để xem anh ấy và xin lỗi, nhưng anh ấy ngồi trên mặt đất và chẳng thèm nhìn tôi. Mặt anh ấy đỏ rực, thở hổn hển. Tôi nhìn xuống nơi mắt anh ấy, nhìn chằm chằm và thấy nó – một lỗ rách trên chiếc quần mới. Không những vậy, mà anh ấy còn chảy máu ra cả chiếc quần mới ấy nữa. Anh ấy rất buồn, còn tôi chỉ biết liên tục xin lỗi.

“Đây là lỗi của cậu” là những lời duy nhất anh ấy nói khi leo lên xe đạp. “Đừng theo tớ. Tớ không muốn nói chuyện với cậu nữa, không bao giờ.” Và anh ấy chạy đi.

arseny-togulev-J79K2-exXYE-unsplash

Ở lớp bảy thì thật là khó khăn khi người bạn thân nhất của bạn nói rằng anh ấy không bao giờ muốn nói chuyện với bạn thêm lần nào nữa. Tôi cứ liên tục nói tôi xin lỗi, to hơn và to hơn, khi anh ấy đi ngày một xa hơn. Thật vô ích, anh ấy đã đi mất.

Tôi cảm thấy như thể không có điều gì tôi có thể làm để khiến anh ấy tha thứ cho tôi, và ngay lúc này đây, anh ấy cũng đã không làm điều đó. Chúng tôi đã bắt đầu nói chuyện lại vài ngày sau đó, nhưng vết nứt đó (theo cách nói của người lớn bây giờ thì thật là cỏn con) trong mối quan hệ của chúng tôi thì vẫn còn.

Tôi đã có nhiều khoảnh khắc như thế. Suốt thời đại học và những năm tháng trưởng thành của tôi, các mối quan hệ trở nên căng thẳng hoặc thậm chí là kết thúc vì tổn thương được gây ra bởi một người này lên người khác. Đôi khi tổn thương đó là cố ý và cần thiết, như việc chia tay trong các mối quan hệ hẹn hò. Đôi khi, tổn thương là có chủ ý nhưng không cần thiết – lời nói, thứ gây ra những vết thương sâu sắc trong một khoảnh khắc của sự tức giận, hay việc để tin đồn xâm phạm vào lòng tin của một người bạn tốt. Những lần khác, tôi làm tổn thương người khác hoặc bị tổn thương, khi đó không phải cố ý gì cả, nhưng tôi vẫn mang vết thương.

Tôi ghét trở thành người gây nên những trận cãi vã, và tôi dằn vặt khi mọi người giận dữ với tôi. Khi vợ tôi và tôi có bất đồng hoặc tranh cãi, tôi ngay lập tức muốn hòa giải và giải quyết nó. Trái lại, cô ấy cần phải rời đi và trấn tĩnh chính mình. Cách xử lý những cuộc tranh luận trong hôn nhân của cô ấy tốt hơn, và tôi biết điều đó; Cô ấy có thể lùi lại và trấn tĩnh mình để không nói bất cứ điều gì phát sinh bởi sự tức giận hoặc thất vọng (và tôi cũng vậy).

Nhưng tôi ghét ở giữa. Tôi không thích khoảng không gian giữa “Tôi xin lỗi” và “Tôi tha thứ cho bạn.” Cảm giác như vô tận, và đôi khi tôi cảm thấy như thể tôi sẽ không bao giờ được tha thứ. Tôi sợ tôi sẽ đứng giữa đường cùng chiếc xe đạp của tôi, một mình. Đôi khi tôi thậm chí còn lo lắng rằng Chúa sẽ bỏ tôi lại giữa đường.

Phương thế của chúng ta đối với tội. Trong nhà thờ, khi chúng ta nói về tội lỗi, chúng ta đang nói về các mối quan hệ. Một cách cụ thể, chúng ta đang nói về bất kỳ hành động nào gây đau đớn, làm suy yếu hoặc thậm chí phá hủy mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa và với mọi người xung quanh. Tội lỗi không chỉ làm tổn thương người khác; Nó làm tổn thương cả chúng ta. Nó để lại một vết thương lòng và cuối cùng có thể giết chết chúng ta về mặt thiêng liêng. Bí tích Rửa tội là phương thế đối với tội lỗi – cho những gì đã bị tổn thương trong tất cả chúng ta. Nó mang lại sự tha thứ mà chúng ta rất cần.

Bí tích Rửa tội bắt đầu với dấu thánh giá. Dấu hiệu này diễn ra một vài lần trong nghi thức rửa tội, và nếu chúng ta quá quen với nó, chúng ta có thể làm dấu như một việc làm chiếu lệ hơn là sự suy niệm. Thánh giá là một biểu tượng và dấu chỉ của ơn cứu rỗi. Khi chúng ta nhìn vào một cây thánh giá hoặc làm dấu thánh giá, chúng ta nhớ lại một cái gì đó mạnh mẽ về tình yêu, sự tha thứ của Thiên Chúa và ước muốn của Ngài đối với chúng ta. Thánh giá biểu thị ân sủng ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đã giành chiến thắng cho chúng ta.

web 20200113T0532-POPE-BAPTISMS-600561

Đôi khi tôi thấy mình đang đợi Chúa tha thứ vì tôi nghĩ là tôi không thể được tha thứ. Thánh giá mâu thuẫn với điều đó. Thánh Phaolô, một trong những người theo Chúa Giêsu đầu tiên và tác giả của nhiều lá thư mà chúng ta đọc trong Tân Ước, đã viết cho các tín hữu ở Rôma, “Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi, đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta.” (Rôma 5,8).

Chúng ta đã không làm bất cứ điều gì để xứng đáng có được tha thứ. Chúng ta thậm chí không xin lỗi, nhưng Chúa Giêsu đã tha thứ cho chúng ta trong cái chết và sự phục sinh của Ngài. Chúa Giêsu biết tội lỗi của chúng ta và chọn tha thứ thông qua cái chết của Ngài trên cây thập giá, qua đó Ngài mở đường đến cuộc sống vĩnh cửu cho chúng ta.

Bí tích Rửa tội là một bước quan trọng trên con đường đó. Điều đẹp đẽ là chúng ta chẳng làm gì để xứng đáng được sự tha thứ và cuộc sống mới; Chúng ta chỉ chấp nhận nó. Nếu bạn được rửa tội như một đứa trẻ sơ sinh hoặc chứng kiến một ​đứa ​trẻ sơ sinh được rửa tội, thực tế sâu sắc này sẽ được bày tỏ. Một đứa trẻ không thể nói rằng chúng xin lỗi; Trong thực tế, một đứa trẻ không có tội để xin lỗi.

Dù vậy, thân phận con người đặt ra gánh nặng cho tất cả mỗi người chúng ta. Tất cả chúng ta đều có khả năng phạm tội; Trong thực tế, chúng ta có xu hướng nghiêng về tội. Giáo Hội gọi xu hướng này là “Dục vọng” (x. GLHTCG, số 1264). Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ phạm tội, nhưng nó có nghĩa là tội lỗi sẽ luôn luôn lôi kéo chúng ta. Dục vọng còn đến từ một hiện trạng khác của con người: tội tổ tông. Khi nói về tội tổ tông, chúng ta đang nói về vết nhơ và ảnh hưởng của tội lỗi của “cha, mẹ” đầu tiên của con người.

Câu chuyện về tội tổ tông được viết trong cuốn sách truyền thống của Kinh Thánh, Sách Sáng Thế, nói về sự khởi đầu của chúng ta một cách thơ mộng và chân thật. Hai người tên Adong và Evà đã chọn không tuân theo luật Chúa, làm tổn thương mối quan hệ của họ với Thiên Chúa. Bởi vì họ có mối quan hệ độc nhất với Thiên Chúa, tội lỗi của họ gây hậu quả sâu xa đối với con người – hậu quả mà chúng ta không thể vượt qua bằng sức mạnh của chính mình.

Chúng ta có thể xin lỗi, xin lỗi và xin lỗi, nhưng không điều gì chúng ta có thể làm khiến Chúa tha thứ cho chúng ta. Chúng ta không thể kiếm được sự tha thứ của Ngài. Tôi thậm chí không thể kiếm được sự tha thứ của bạn mình. Tôi đã có thể mua cho anh ấy chiếc quần mới (nếu tôi có một công việc kiếm được tiền để thực sự mua được chiếc quần mới), nhưng điều đó không nhất thiết khiến anh ấy tha thứ cho tôi.

Vậy làm thế nào để chúng ta tìm kiếm sự tha thứ từ Thiên Chúa, Đấng hoàn hảo và chẳng cần gì cả? Cảm ơn Chúa rằng Ngài đã đi bước trước. Bí tích Rửa tội thực sự loại bỏ tội lỗi của chúng ta và khôi phục lại mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, theo những gì Ngài mong muốn.

Ngay cả một đứa trẻ sơ sinh cũng mang lấy dấu ấn của tội tổ tông; Bí tích Rửa tội xóa bỏ nó. Nếu một người trưởng thành được Rửa tội, thì nghi lễ Rửa tội sẽ loại bỏ tất cả các tội lỗi cá nhân mà người đó thực sự đã lỗi phạm. Chúng ta “chết” đối với tội lỗi trong Bí tích Rửa tội và vươn lên với Chúa Kitô. Chúng ta trở nên tinh tuyền.

Điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ không phạm tội nữa; Chắc chắc chúng ta sẽ tái phạm. Đó là lý do tại việc ghi nhớ lại việc lãnh nhận Bí tích Rửa tội là rất quan trọng. Chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa yêu thương và tha thứ cho chúng ta. Chúng ta nhớ rằng Chúa đã đi bước trước trong việc tha thứ cho chúng ta, ngay cả khi chúng ta không làm gì cả. Chúng ta cũng nhớ rằng tội lỗi sẽ ngăn chúng ta tham gia vào mối tương quan với Thiên Chúa, vì vậy chúng ta mong muốn liên tục “chết đối với tội lỗi” và thực sự sống cho Thiên Chúa. (Rôma 6,11).

Gìn giữ lời hứa khi lãnh nhận bí tích Rửa tội. Trong nghi thức rửa tội, chúng ta thẳng thắn từ bỏ tội lỗi theo nhiều cách khác nhau. Nó đáng để phản ánh về khía cạnh này khi chúng ta bị cám dỗ hoặc rơi vào tội lỗi. Trong phần này của nghi thức, được gọi là “lời hứa khi Rửa tội”, chúng ta từ bỏ tội lỗi và những điều cám dỗ chúng ta phạm tội. Sau đó chúng ta tuyên bố những gì chúng ta tin về Thiên Chúa và Thiên Chúa là ai.

Từ bỏ tội lỗi có khả năng giải phóng ân sủng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta làm mới những lời hứa rửa tội hàng năm vào lễ Phục Sinh. Nhưng chúng ta có thể, và nên nhớ cần phải thường xuyên.

Phần đầu tiên của lời hứa rửa tội bao gồm những câu hỏi từ bỏ này. Linh mục hoặc Thầy Phó tế hỏi những người được rửa tội hoặc của cha mẹ và người đỡ đầu của đứa trẻ được rửa tội:

– Ðể sống trong tự do của con cái Thiên Chúa con có từ bỏ tội lỗi không?

– Ðể khỏi làm nô lệ tội lỗi, con có từ bỏ những quyến rũ bất chính không?

– Con có từ bỏ ma quỉ là kẻ gây ra và cầm đầu tội lỗi không?

Người được rửa tội-hoặc cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu của đứa trẻ trả lời, “Thưa từ bỏ” với mỗi câu hỏi. Nhưng đây không phải là “từ bỏ” trong một lần. Đó việc hàng ngày!

Tội lỗi có thể quyến rũ hoặc hấp dẫn. Tội lỗi dường như là điều sẽ giải quyết các vấn đề của chúng ta hoặc làm cho chúng ta hạnh phúc. Nhưng không. Nó làm cho chúng ta trở thành nô lệ và làm chủ mình.

Qua thập giá Chúa Giêsu Kitô đã giải thoát cho chúng ta khỏi tình cảnh làm nô lệ để của tội lỗi. Nhưng chúng ta luôn luôn có sự lựa chọn. Ngay cả sau Bí tích Rửa tội, chúng ta vẫn còn một sự lựa chọn.

Chúng ta có thể chọn từ bỏ tội lỗi và nắm lấy sự tự do đã được trao cho chúng ta qua Bí tích Rửa tội. Khi chúng ta rơi vào tội lỗi, chúng ta có thể nhớ rằng chúng ta vẫn được tha thứ; Chúng ta chỉ cần cầu xin. Chúng ta có thể lãnh nhận một Bí tích khác, Bí tích Hòa giải, và được chữa lành khỏi tội lỗi để chúng ta có thể bắt đầu một lần nữa. Chúng ta có thể quay trở lại khoảnh khắc ngay sau khi được rửa tội, khi chúng ta được đổi mới. Chúng ta có thể hứa từ bỏ tội lỗi một lần nữa.

Chúng ta đừng đứng lì ở đó để cầu xin sự tha thứ từ Thiên Chúa; Chúng ta cần nhớ về Bí tích Rửa tội và món quà vô giá của sự tha thứ đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta cần phải đủ khiêm tốn để di chuyển khỏi giữa con đường (*) và cầu xin.

Chú thích:

* Ý tác giả muốn liên kết với đoạn trên, khi tác giả đã nói: “Tôi sợ tôi sẽ đứng giữa đường cùng chiếc xe đạp của tôi, một mình. Đôi khi tôi thậm chí còn lo lắng rằng Chúa sẽ bỏ tôi lại giữa đường.”

Chuyển ngữ: Giới trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế Miền Nam

Nguồn: Free to Live – The Free Gift of Forgiveness Awaits Us – trích “Thiên Chúa ở trong tôi” – Joel Stepanek (The Word Among Us Press, 2021).

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube