Giáo hội Công giáo lên án vụ đánh bom tự sát nhằm vào một nhà thờ Methodist tại Pakistan

MUMBAI, Ấn Độ – Sau vụ đánh bom nhằm vào một nhà thờ Methodist nằm ở phía tây bắc Pakistan khiến 9 người thiệt mạng, Ủy ban Công lý và Hoà bình Quốc gia do Giáo hội Công giáo tài trợ đã lên án điều đã được gọi là “cuộc tấn công hèn nhát và vô nhân đạo nhằm vào một nhà thờ và những người giáo dân vô tội”.

60 người đã bị thương trong vụ đánh bom hôm Chúa nhật vừa qua tại nhà thờ Bethel Memorial, nằm ở Quetta phía tây bắc Pakistan, gần biên giới với Afghanistan. Cuộc tấn công đã được cho là có liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

529f3edf3c75ea4d6023fb849d30df16-690x450

Trong khi hoan nghênh các lực lượng an ninh vì sự can thiệp kịp thời của họ, Ủy ban đã kêu gọi chính phủ Pakistan cần phải nỗ lực nhiều hơn để chống lại bạo lực gây ra bởi các phong trào của các chiến binh IS.

“Ủy ban kêu gọi chính phủ cần phải đưa các tay thủ phạm này ra ánh sáng công lý và đồng thời giải quyết các yếu tố cực đoan cũng như những nguyên nhân gốc rễ của sự không khoan dung này”, tuyên bố cho biết. “Họ nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết cần phải thắt chặt các biện pháp bảo vệ tất cả mọi công dân, đặc biệt là trong suốt thời gian của dịp Giáng sinh này. Họ cũng đề nghị cộng đồng cùng nhau hợp tác với các quan chức và đồng thời mở rộng các dịch vụ tình nguyện của mình nhằm bảo vệ an ninh cho mọi người dân trong mùa Giáng sinh”.

Tuyên bố được ký bởi Đức Tổng Giám mục Joseph Arshad Địa phận Lahore; Cha Emmanuel Yousaf, giám đốc quốc gia của Ủy ban; và Cecil S. Chaudhry, một giáo dân đóng vai trò giám đốc điều hành của cơ quan. Ủy ban Công lý và Hoà bình Quốc gia được thành lập năm 1985 bởi Hội đồng Giám mục Công giáo Pakistan.

“Sự bất ổn trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng những mạng sống quý giá bị tước đoạt theo như cách thức không thích hợp như vậy hiện đang ngày càng gia tăng tại Pakistan”, bản tuyên bố cho biết.

“Vì vậy, chúng ta hãy nguyện xin Đức Giêsu Kitô ban cho chúng ta sức mạnh, sự khôn ngoan, tinh thần khoan dung và sự bình an. Nguyện xin Thiên Chúa ban sức mạnh cho gia đình các nạn nhân để họ có thể vượt qua nỗi đau mấtđi những người thân yêu của mình và nguyện xin cho những người bị thương được nhanh chóng bình phục”, tuyên bố cho biết.

Tuyên bố của Ủy ban cũng kêu gọi việc thực hiện đầy đủ đối với biến cố lịch sử vào ngày 19 tháng 6 năm 2014, theo phán quyết của Toà án tối cao Pakistan rằng tự do tôn giáo cũng phải bao gồm quyền tự do lương tâm, tư tưởng, tự do biểu lộ đức tin và tín gưỡng, được ban hành sau vụ đánh bom nhằm vào một nhà thờ ở Peshawar đã làm thiệt mạng 100 người.

Cuối cùng, tuyên bố kêu gọi các quan chức chính phủ “hợp tác với các tình nguyện viên của Giáo hội địa phương trong việc cung cấp cho họ những khóa huấn luyện đầy đủ về các tình huống khẩn cấp”.

Vụ tấn công hôm 17 tháng 12 vừa qua chỉ là những mục tiêu mới nhất nhằm vào Kitô giáo trong những năm gần đây, với hàng chục ngôi nhà riêng của các Kitô hữu bị thiêu rụi, nhiều ngôi thánh đường bị cướp bóc và bị làm ô uế, và các công dân Kitô hữu bị sách nhiễu và hành hung.

 Mặc dù Kitô giáo là một trong hai tôn giáo lớn nhất tại Pakistan với khoảng 2,5 triệu tín hữu (số khác là Ấn Độ giáo), nhưng tỷ lệ dân số Kitô giáo chỉ chiếm khoảng 1,5%.

Đôi khi, bầu khí của cuộc bách hại Kitô giáo trong nước có thể trở nên khốc liệt đến nỗi các biện pháp cực đoan dường như là lựa chọn duy nhất để kêu gọi sự chú ý đối với hoàn cảnh của họ. Năm 1998, Đức Giám mục John Joseph thuộc Địa phận Faisalabad đã tự tử bằng một phát súng nhằm phản đối việc thi hành án tử hình đối với một Kitô hữu với những cáo buộc vu khống liên quan đến việc báng bổ tôn giáo được đưa ra bởi những kẻ buộc tội theo Hồi giáo.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube